Danh mục

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 208      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.02 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ "Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long" trình bày các nội dung chính sau: Xác định một số đặc điểm dịch tễ và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Đề xuất biện pháp tẩy trừ bệnh giun móc, giun đũa trên chó tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ CHÚC MSHV: P1014006NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH GIUN TRÒN ĐƢỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHÓ TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62 64 01 02 CẦN THƠ, 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ CHÚCNGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH GIUN TRÒN ĐƢỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHÓ TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62 64 01 02 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS.TS. NGUYỄN VĂN DIÊN CẦN THƠ, 2022 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sựgiúp đỡ, động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè, các bạn sinh viên, cùngmột số cơ quan tổ chức và cũng đã hoàn thành luận án. Xin gửi lòng tri ân đến ba mẹ cùng anh chị em trong gia đình thân yêuluôn là nguồn động lực thúc đẩy tôi nỗ lực và phấn đấu. Cảm ơn chồng đãtạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có thời gian học tập thật tốt. Tất cảnhững người thân yêu nhất đã dành cho tôi tất cả tình yêu, sự khuyến khíchvà ủng hộ tôi trong chặng đường học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. NguyễnVăn Diên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình họctập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi cũng không thể nàoquên sự ủng hộ và hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Hồ Bảo Trân, Bộmôn Thú y, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, trong suốt thời gianthực hiện luận án. Tôi luôn luôn ghi nhớ công ơn và tình cảm củaPGS.TS Nguyễn Hữu Hưng là người thầy luôn dõi theo và nâng đỡ tôitrong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. Đặc biệt, thầy làngười truyền cho tôi lòng nhiệt huyết và niềm đam mê khoa học, khơi dậytrong tôi sự tự tin, nỗ lực, cố gắng không ngừng và không chùn bước trướcnhững khó khăn trong suốt thời gian thực hiện luận án tiến sĩ. Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám Hiệu Trường Đạihọc Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp, Khoa Sau Đại học, Ban lãnh đạo ViệnNghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học luôn quan tâm giúp đỡ và tạođiều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành tiến trình học tập và nghiên cứu. Xin ghinhớ công ơn của quý Thầy, Cô Khoa Nông nghiệp đã hết lòng truyền đạtnhững kinh nghiệm và kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học. Xin cảm ơn và chia sẻ nghiên cứu này đến các bạn, các em sinh viênBộ môn Thú Y, khoa Nông nghiệp; phòng thí nghiệm Sinh học phân tử củaViện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ. Cácanh, chị, bạn nghiên cứu sinh, học viên cao học và các em sinh viên Đại họcđã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu; đã chia sẻnhững khó khăn, khuyến khích và động viên tôi trong suốt thời gian qua. Các cán bộ Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh, trạm Chăn nuôi Thú yhuyện, các hộ chăn nuôi chó ở tỉnh An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc iTrăng, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôitrong việc thu thập mẫu. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Cơ điện vàNông nghiệp Nam Bộ, Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Đô, Ban Chủnhiệm Khoa Sinh học ứng dụng, trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện đểtôi được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, các bạn đồngnghiệp đã không ngừng động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian họctập, nghiên cứu. Cuối cùng xin kính chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe, hạnhphúc và thành công! Nguyễn Thị Chúc ii TÓM LƢỢC Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòngtrị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long. Qua phương pháp kiểm tra 1.727 mẫu phân và mổ khám 1.152 conchó để tìm sự hiện diện giun tròn trên chó tại 6 tỉnh, thành như: An Giang,Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang và TP. Cần Thơ. Tỷ lệ nhiễmgiun tròn qua xét nghiệm phân ở các tỉnh khảo sát từ năm 2014-2018 là62,77%, và qua mổ khám 71,70%. Có 8 loài giun tròn được tìm thấy thuộc6 giống là Ancylostoma caninum, Ancylostoma ceylanicum, Ancylostomabraziliense, Uncinaria stenocephala, Toxocara canis, Toxascaris leonina,Trichocephalus vulpis và Spirocerca lupi. Trong đó A. caninum tỷ lệ nhiễmcao nhất (69,97%). Tỷ lệ nhiễm giun tròn giảm theo tuổi chó; chó từ 1-12tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất (66,48%), kế đến là chó 13-24 tháng tuổi(62,33%) và giảm thấp ở chó >24 tháng (55%). Chó nội và lai có tỷ lệnhiễm 72,59%, cao hơn chó ngoại (51,20%), chó nuôi theo phương thức thảrông có tỷ lệ nhiễm (78,06%) cao hơn nuôi nhốt (44,54%). Mùa mưa chónhiễm cao hơn (74,30%) mùa nắng (52,12%). Phương thức vệ sinh tắm chảivà định kỳ tẩy trừ làm hạn chế tỷ lệ nhiễm giun tròn. Có mối tương quangiữa số trứng giun A. caninum trong một gram phân và tổng số giun cáitrong cơ thể chó theo phương trình hồi quy Y= 11.22+0,005X. Định danh giun tròn bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR-RFLP vàgiải trình tự gene ITS-1, cox-1 đã phát hiện 5 loài A. caninum, A.ceylanicum và A. braziliense, T. canis và S. lupi. Phân tích cây phả hệ thì A.caninum ở vùng ĐBSCL có quan hệ di truyền gần gũi với A. caninum ởTrung Quốc (KJ840827) và vùng hạ lưu sông Mekong (LC177194). Loài A.ceylanicum tại vùng ĐBSCL có quan hệ di truyền gần gũi với A.ceylanicum có nguồn gốc trên người ở vùng Đông Nam Á ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: