Danh mục

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của kali và canxi trên năng suất, phẩm chất khoai lang Tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam) ở tỉnh Vĩnh Long

Số trang: 173      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.07 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 173,000 VND Tải xuống file đầy đủ (173 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm ra hạn chế trong kỹ thuật bón phân của nông dân, mối quan hệ giữa năng suất củ khoai lang Tím Nhật với Ktđ, Catđ trong đất ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Xác định liều lượng bón K liều cao cho khoai lang Tím Nhật trồng tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của kali và canxi trên năng suất, phẩm chất khoai lang Tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam) ở tỉnh Vĩnh Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ THỊ THANH HIỀNẢNH HƢỞNG CỦA KALI VÀ CANXI TRÊNNĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT KHOAI LANG TÍM NHẬT (Ipomoea batatas (L.) Lam) Ở TỈNH VĨNH LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ NGÀNH: 62 62 01 10 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ THỊ THANH HIỀNẢNH HƢỞNG CỦA KALI VÀ CANXI TRÊNNĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT KHOAI LANG TÍM NHẬT (Ipomoea batatas (L.) Lam) Ở TỈNH VĨNH LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ NGÀNH: 62 62 01 10 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: GS.TS. NGUYỄN BẢO VỆ 2016 LỜI CẢM TẠXin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuậnlợi và những lời khuyến khích quý báu trong việc nghiên cứu để tôi hoànthành luận án này. TS. Lê Vĩnh Thúc đã giúp đỡ tôi hoàn chỉnh luận án.Xin chân thành biết ơn Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở Đã dành nhiều thời gian để đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu choluận án được hoàn thiện.Xin chân thành cám ơn - Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ - Ban Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học - Phòng Quản lý Khoa học của Trường Đại học Cần Thơ - Các Phòng Ban chức năng khác của Trường Đại học Cần Thơ - Quý Thầy, Cô, anh chị em Bộ môn Khoa học Cây trồng. - Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long - KS Bùi Văn Tùng, PGS.TS. Trần Văn Hâu, ThS Trương Thị Minh Tâm,ThS Nguyễn Thị Thanh Thủy, ThS Nguyễn Linh Phi.Xin trân trọng ghi nhớ Tất cả những đóng góp chân tình, sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của bèbạn và các anh em mà tôi không thể liệt kê hết trong trang cảm tạ nầy. Trân trọng nhớ ơn sự động viên, hỗ trợ của mẹ, chồng và con trai trongsuốt thời gian học tập và nghiên cứu.Kính dâng! Cha mẹ suốt đời gian khổ nuôi dạy con khôn lớn nên người. Lê Thị Thanh Hiền i TÓM TẮT Đề tài “Ảnh hưởng của kali và canxi trên năng suất, phẩm chất khoailang Tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam) ở tỉnh Vĩnh Long” được thực hiệnnhằm (i) Tìm ra hạn chế trong kỹ thuật bón phân của nông dân; Quan hệ giữanăng suất củ khoai lang với Ktđ, Catđ trong đất; (ii) Xác định liều lượng bón Kliều cao, bón Ca cho khoai lang; (iii) Tìm biện pháp xử lý CaCl2 trước và sauthu hoạch cho khoai lang Tím Nhật trồng tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.Đề tài đã thực hiện điều tra 60 hộ dân về kỹ thuật bón phân; Khảo sát 20 mẫuvề Ktđ, Catđ trong đất; Kts, Cats trong củ, năng suất củ tương ứng với 20 ruộng đãlấy mẫu đất ở đầu vụ và 4 thí nghiệm (TN) đã được thực hiện tại huyện BìnhTân, tỉnh Vĩnh Long và Trường Đại học Cần Thơ từ năm 2011-2014. Ba thínghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, diện tíchmỗi lô thí nghiệm 35 m2 là: TN bón K gồm 7 nghiệm thức (NT) từ NT1 đếnNT5 bón (100 N + 80 P2O5) kg/ha kết hợp 5 liều lượng K (0, 100, 150, 200,250 kg K2O/ha), NT6 và NT7 bón (250 K2O + 80 P2O5) kg/ha kết hợp với 2liều lượng N (125 và 187 kg N/ha); TN bón Ca gồm 5 NT đều bón (100 N +80 P2O5 + 200 K2O) kg/ha kết hợp với 5 liều lượng Ca (0, 100, 200, 300, 400kg CaO/ha); TN số lần phun CaCl2 gồm 6 NT, các NT đều bón (100 N + 80P2O5 + 200 K2O) kg/ha, từ NT1 đến NT5 kết hợp với số lần phun CaCl2 0,4%là 0, 1, 2, 3, 4 lần/vụ và NT6 kết hợp bón 200 kg CaO/ha. Đối với thí nghiệmnồng độ và thời gian ngâm CaCl2 được bố trí theo kiểu thừa số 2 nhân tố (nồngđộ CaCl2 và thời gian ngâm), hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, gồm 12nghiệm thức là 4 nồng độ CaCl2 (0, 1, 3, 5%) kết hợp với 3 thời gian ngâm(20, 40, 60 phút), khối lượng củ khoai lang của mỗi lô thí nghiệm là 10 kg củthương phẩm có khối lượng củ tương đương nhau. Giống khoai lang Tím Nhậtđược sử dụng trong thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Giống khoailang Tím Nhật được trồng phổ biến (chiếm tỷ lệ 98,3%). Số lần bón phântrong vụ khoai lang quá nhiều (phổ biến từ 7-8 lần/vụ). Lượng phân của nôngdân bón cho một vụ khoai lang trung bình là (100 N + 80 P 2O5 + 100 K2O)kg/ha chưa đủ. Năng suất củ khoai lang và hàm lượng Ktđ trong đất có tươngquan chặt với hệ số tương quan r=0,87**. Năng suất củ khoai lang và hàmlượng Catđ trong đất có tương quan chặt với hệ số tương quan r=0,711**; (ii)Bón 200 kg K2O/ha cho năng suất củ thương phẩm 30,8 tấn/ha, tăng 57,9% sovới ĐC không bón K, tăng 31,6% so với ĐC bón theo nông dân (100 kgK20/ha). Lợi nhuận tăng thêm so với ĐC không bón K là 109 triệu đồng/ha vàso với ĐC bón theo nông dân là 72 triệu đồng/ha ở thời điểm thí nghiệm. Nângcao phẩm chất củ: tăng hàm lượng đường tổng số, tinh bột, hàm lượnganthocyanin (0,490%). Kéo dài thời gian bảo quản (TGBQ) thêm 2 tuần so với iikhông bón K; (iii) Bón 200 kg CaO/ha cho năng suất củ thương phẩm 33,3tấn/ha. Năng suất củ thương phẩm tăng thêm với ĐC không bón Ca có hệ sốảnh hưởng ở mức cao. Lợi nhuận tăng thêm so với ĐC không bón Ca là 25,2triệu đồng/ha ở thời điểm thí nghiệm. Nâng cao phẩm chất củ: tăng hàm lượngđường tổng số, tinh bột, hàm lượng anthocyanin (0,515%). Kéo dài TGBQthêm 2 tuần so với không bón Ca; (iv) Trước thu hoạch, phun CaCl2 0,4%,phun 4 lần/vụ (phun thời điểm 60, 75, 90 và 105 NSKT) đã nâng cao phẩmchất củ: tăng hàm lượng anthocyanin (0,528%). Kéo dài TGBQ thêm 2 tuần sovới không phun CaCl2; (v) Sau thu hoạch, xử lý củ với dung dịch CaCl2 1%trong 20 phút đã kéo dài TGBQ thêm 2 tuần so với xử lý nước.Từ khoá: Anthocyanin, Canx ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: