Danh mục

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đa dạng di truyền của quần thể cây cao su Rondonia (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) được bảo tồn tại Việt Nam

Số trang: 180      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.16 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Đa dạng di truyền của quần thể cây cao su Rondonia (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) được bảo tồn tại Việt Nam" là đánh giá di truyền ở mức độ phân tử một phần của bộ sưu tập quỹ gen cây cao su ở Việt Nam nhằm xác định sự đa dạng, mối quan hệ di truyền giữa các nguồn gen và tiềm năng của các mẫu giống có nguồn gốc từ bang Rondonia (Brazil) để sử dụng hiệu quả và bền vững trong dài hạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đa dạng di truyền của quần thể cây cao su Rondonia (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) được bảo tồn tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ******************** VŨ VĂN TRƯỜNGĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ CÂY CAO SU RONDONIA (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) ĐƯỢC BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã số : 9.62.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ******************** VŨ VĂN TRƯỜNGĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ CÂY CAO SU RONDONIA (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) ĐƯỢC BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã số : 9.62.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. Tiến sĩ Huỳnh Văn Biết 2. Tiến sĩ Vincent Le Guen Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi đã trực tiếp tiến hành vàtổ chức thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Huỳnh Văn Biết và TS. Vincent LeGuen. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và đã được công bố từng phầntrên các Tạp chí trong và ngoài nước. Tác giả luận án Vũ Văn Trường ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô Phòng Đào tạo Sau Đại học và Khoa Nông học củaTrường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi trongsuốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Chân thành cảm ơn quý Thầy TS. Huỳnh Văn Biết và TS. Vincent Le Guenđã cùng đồng hành trong suốt quá trình thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ. Chân thành cảm ông Phan Thành Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao suViệt Nam đã tạo điều kiện về thời gian và cũng như hỗ trợ kinh phí thực hiện. Xin cảm ơn Ông Lê Mậu Túy, nguyên Trưởng Bộ môn Giống, TS. TrầnThanh, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Di truyền - Giống và toàn thể cán bộnghiên cứu của Phòng Nghiên cứu Di truyền - Giống đã hỗ trợ, giúp đỡ và cũng nhưđóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoànthành luận án. Lời cảm ơn thân thành xin được gửi đến gia đình, người thân và bạn bè thânhữu đã động viên tinh thần để tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu tạiTrường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tác giả luận án Vũ Văn Trường iii TÓM TẮT Đề tài “Đa dạng di truyền của quần thể cây cao su Rondonia (Heveabrasiliensis Muell. Arg.) được bảo tồn tại Việt Nam” đã thực hiện từ năm 2016 đếnnăm 2021. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá di truyền ở mức độ phân tử một phần củabộ sưu tập quỹ gen cây cao su ở Việt Nam nhằm xác định sự đa dạng, mối quan hệ ditruyền giữa các nguồn gen và tiềm năng của các mẫu giống có nguồn gốc từ bangRondonia (Brazil) để sử dụng hiệu quả và bền vững trong dài hạn. Đề tài được thựchiện gồm 5 nội dung (i) kiểm tra chất lượng mẫu DNA được sử dụng trong nghiêncứu; (ii) đánh giá khả năng tạo băng đa hình của các chỉ thị SSRs và đa dạng di truyềncủa các nguồn gen cây cao su; (iii) xác định mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giốngvà giữa các nhóm giống cao su dựa vào chỉ thị SSRs; (iv) phân tích cấu trúc di truyềncủa các mẫu giống cao su có nguồn gốc từ bang Rondonia (Brazil) đang bảo tồn ởViệt Nam; (v) mối quan hệ giữa các mẫu giống cao su tiềm năng về sinh trưởng vànăng suất mủ trong mỗi nhóm giống được sưu tập từ bang Rondonia (Brazil). Bộ mẫu giống đưa vào nghiên cứu gồm 1.127 mẫu DNA được ly trích từ lácao su đều đạt yêu cầu chất lượng và nồng độ cho phản ứng PCR với chỉ thị SSRs;Sản phẩm PCR của các mẫu giống với 15 chỉ thị SSRs có tỷ lệ thành công đạt 98%.Mức độ đa hình cao của 15 chỉ thị SSRs tạo ra từ các mẫu giống cao su với số lượngđạt từ 15 đến 47 băng đa hình, do đó 15 chỉ thị SSRs được ứng dụng để đánh giá đadạng di truyền cho các nguồn gen cao su ở Việt Nam là phù hợp và đáng tin cậy. Tấtcả các nhóm giống cao su có nguồn gốc từ các tiểu vùng thuộc bang Rondonia (Brazil)là rất đa dạng di truyền với các chỉ số di truyền cao, số allele trung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: