Danh mục

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Khảo sát xoắn khuẩn Leptospira và Leptospirosis trên chó ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Số trang: 178      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.46 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 178,000 VND Tải xuống file đầy đủ (178 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát sự lưu hành của xoắn khuẩn Leptospira trên chó và chuột. Nghiên cứu những biến đổi bệnh lý bệnh Leptospirosis trên chó. Nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh Leptospirosis trên chó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Khảo sát xoắn khuẩn Leptospira và Leptospirosis trên chó ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜIKHẢO SÁT XOẮN KHUẨN LEPTOSPIRA VÀ LEPTOSPIROSIS TRÊN CHÓ Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨCHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ SỐ: 62640102 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜIKHẢO SÁT XOẮN KHUẨN LEPTOSPIRA VÀ LEPTOSPIROSIS TRÊN CHÓ Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨCHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ SỐ: 62640102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS. TS. HỒ THỊ VIỆT THU 2019 LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệuTrường Đại học Cần Thơ, khoa Sau đại học, ban Chủ nhiệm Khoa NôngNghiệp, Bộ môn Thú y, các Quý thầy, cô đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ,tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thựchiện luận án. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô hướngdẫn PGS.TS. Hồ Thị Việt Thu đã động viên, giúp đỡ và tạomọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, chăm bồi kiến thức vàhoàn thành luận án. Xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Đình Từ và PGS.TS. Cao Thị Bảo Vân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợicho tôi thực hiện nuôi cấy xoắn khuẩn tại Viện Vệ Sinh Dịch Tễ. Xin cảm ơnsâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung và PGS.TS Nguyễn TrọngNgữ đã động viên và giúp đỡ trong việc xử lý số liệu và phân tích trình tựgene. Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Hạnh Lan đã tận tình hướng dẫntrực tiếp kỹ thuật nuôi cấy xoắn khuẩn tại phòng Sinh Học Phân Tử 3 củaViện Vệ Sinh Dịch Tễ (Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh) và em Trần VănBé Năm phòng Sinh Học Phân Tử, Viện Công Nghệ Sinh Học Trường ĐHCT. Xin được bày tỏ lòng biết ơn các Quý thầy, cô trong hội đồngchấm luận án đã đóng góp cho tôi những ý kiến vô cùng quý giá để tôi có thểhoàn thiện hơn bản luận án của mình. Xin gởi lời cám ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp của tôi đangcông tác tại Bộ môn Thú y, Trường Đại học Cần Thơ, các anh chị em lớp NCSkhóa 1 (2013-2017) đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhthực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cám ơn tới gia đình, người thânyêu của tôi đã luôn ủng hộ, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống để tôi cóthể an tâm và có thêm nghị lực hoàn thành luận án. Tác giả luận án Nguyễn Thị Bé Mười i TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát xoắn khuẩn Leptospira và Leptospirosis trên chó ởmột số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long” được thực hiện từ năm 2013 đến2017, sử dụng phương pháp khảo sát huyết thanh học (MAT), lấy mẫu cắtngang được thực hiện trên 4 tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Cà Mauvới 18 nhóm huyết thanh Leptospira phổ biến. Tổng số mẫu kiểm tra huyết thanh chó 1.433, chia thành: giống chó nộivà giống chó ngoại; 3 nhóm tuổi: 4 tháng - 12 tháng tuổi, ≤ 1-6 năm và ≥ 6năm tuổi; giới tính đực và cái; nuôi thả rong và nuôi nhốt. Tổng số mẫu huyếtthanh chuột 647, với 3 loại chuột: chuột cống, chuột xạ và chuột nhắt. Đề tàithực hiện trên 4 nội dung là: (1) Điều tra tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó vàchuột; (2) Phát hiện xoắn khuẩn Leptospira từ nước tiểu bằng kỹ thuật PCR vànuôi cấy, giải trình tự đoạn gene 16S rRNA của xoắn khuẩn Leptospira; (3)Khảo sát những biến đổi bệnh lý bệnh Leptospirosis trên chó thông qua xétnghiệm máu và nước tiểu và (4) nghiên cứu biện pháp điều trị bệnhLeptospirosis với 3 phác đồ điều trị bằng Shoptapen, Amoxicillin vàDoxycycline. Việc phát hiện xoắn khuẩn Leptospira được thực hiện trên 63 mẫu nghingờ có Leptospira từ 111 mẫu nước tiểu của chó có MAT ≥ 1: 400. Các biếnđổi về bệnh lý thực hiện trên 13 chó (6 con không có và 7 có triệu chứng lâmsàng) dương tính với Leptospira bằng kỹ thuật PCR và điều trị được thực hiệntại 3 phòng mạch thú y tại TPCT. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira trung bình trênchó là 23,1%; cao nhất ở TP Vĩnh Long là 26,59%, kế đến là Cần Thơ(24,46%), An Giang (20,15%) và thấp nhất là Cà Mau (18,94%). Serogroupphổ biến là L. icteroheamorrhagiae (35,05%), L. canicola (18,34%), L.hurstbridge (12,69%), L. bataviae (12,08%) và L. grypptophosa (12,08%). Tỷlệ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira giữa nhóm giống chó nội (23,71%) và chóngoại (22,24%) (P=0,51) cũng như các lứa tuổi chó khác nhau, từ 4 tháng đến12 tháng tuổi (22,51%), ≤ 1-6 năm tuổi (22,52%) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: