Danh mục

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình thu hoạch và chế biến đến hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học trong cây thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica L. Benn)

Số trang: 287      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.15 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 287,000 VND Tải xuống file đầy đủ (287 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm xác định thời điểm thu hoạch và phương pháp xử lý sau thu hoạch thích hợp cho cây thuốc dòi nhằm thu nhận tối đa hàm lượng các hợp chất có hoạt chất sinh học và xây dựng quy trình sản xuất hai dạng sản phẩm (cao lỏng và bột hòa tan) chất lượng cao và có khả năng hỗ trợ sức khỏe.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình thu hoạch và chế biến đến hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học trong cây thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica L. Benn) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN DUY TÂN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT CÓ HOẠTTÍNH SINH HỌC TRONG CÂY THUỐC DÒI (Pouzolzia zeylanica L. Benn) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM MÃ NGÀNH: 9540101 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN DUY TÂN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT CÓ HOẠTTÍNH SINH HỌC TRONG CÂY THUỐC DÒI (Pouzolzia zeylanica L. Benn) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM MÃ NGÀNH: 9540101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS. TS. NGUYỄN MINH THỦY 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả những người đã hỗ trợ và giúp đỡtôi hoàn thành luận án nghiên cứu khoa học này, trong đó có thể nhắc đến: - Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thủy, một người Cô kính mến đãtận tâm giảng dạy và chỉ bảo cho tôi trong suốt 4 năm học nghiên cứu sinh vừaqua. Cô đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tiếp cận các phương pháp mới để bố tríthí nghiệm và xử lý số liệu. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn Cô rất nhiều. - Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm Khoa Nôngnghiệp và Sinh học Ứng dụng; Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thựcphẩm, Các phòng ban chức năng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thểhoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu trong thời gian qua. - Ban Giám Hiệu Trường Đại học An Giang, Ban chủ nhiệm Khoa Nôngnghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên; Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thựcphẩm, Các phòng ban chức năng đã giúp đỡ tôi trong việc sắp xếp công việcđể hoàn thành tốt được công tác giảng dạy và học tập nghiên cứu sinh. - Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, Viện Nghiên cứu và Phát triểnCông nghệ sinh học; Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương, Khoa Công nghệ TrườngĐại học Cần Thơ đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện các nghiên cứu. - Các bạn Lê Quốc Việt và Võ Tấn Thạnh học viên cao học Khóa 20Trường Đại học Cần Thơ. Các bạn sinh viên khóa ĐH12TP, ĐH13TP,ĐH14TP và ĐH15TP Trường Đại học An Giang đã hỗ trợ cùng tôi trong việcthực hiện các nghiên cứu. - Gia đình tôi, Ba mẹ và các anh em tôi, đặc biệt là Bà xã yêu quý VõThị Xuân Tuyền và hai con Nguyễn Võ Thùy Chi, Nguyễn Duy Khoa đã ủnghộ tôi hết mình cả vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể yên tâm học tập vànghiên cứu hoàn thành tốt được luận án. Người viết NCS. NGUYỄN DUY TÂN i TÓM TẮT Cây thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica L. Benn) là một trong những loài thựcvật thuốc, được người dân ở các nước châu Á sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnhkhác nhau theo phương pháp truyền thống. Ở Việt Nam, cây thuốc dòi đượctrồng phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được sử dụng ở dạng câytươi hay khô, sắc thành nước uống để chữa trị bệnh ho lâu năm, ho lao và viêmhọng. Ngày nay trong y học, cây thuốc dòi được kết hợp với những vị thuốckhác có khả năng chống lại tế bào ung thư, bệnh lao và tác dụng bổ phổi. Nhiềunghiên cứu đã công bố cho thấy dịch trích từ cây thuốc dòi chứa nhiều hợp chấtsinh học với những đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa. Tuy nhiên, cho đến nay loài thực vật này vẫn chưa được nghiên cứu đầyđủ về khả năng trồng và thu hoạch; sơ chế và bảo quản nguyên liệu; cũng nhưchế biến thành các sản phẩm thực phẩm tiện dụng có khả năng hỗ trợ trong việcphòng và điều trị bệnh, bồi bổ cơ thể. Vì thế, nội dung nghiên cứu chính củaluận án là nhằm giải đáp được những vấn đề nêu trên. Trong nghiên cứu, sửdụng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) trong phần mềm STATGRAPHIC đểthiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa các thông số của tiến trình. Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, ảnh hưởng của quá trình thu hoạch vàxử lý sau thu hoạch đến khả năng duy trì các hợp chất sinh học trong cây thuốcdòi được nghiên cứu. Trong đó, mùa vụ trồng (mùa nắng và mùa mưa) và thờigian thu hoạch (30, 45, 60, 75 và 90 ngày tuổi sau khi trồng); nhiệt độ sấy (60,70, 80, 90 và 100oC) và phơi nắng; điều kiện bảo quản nguyên liệu trong bao bìPE ghép mí (dạng bột nghiền và cắt khúc với hàm ẩm khác nhau) được quan tâm.Kết quả nghiên cứu cho thấy cây thuốc dòi được trồng và phát triển rất tốt vớithời gian thu hoạch tối ưu từ 4÷8 tuần tuổi sau khi trồng, cây thuốc dòi đượctrồng từ tháng 1÷4/2015 (vào mùa nắng) chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinhhọc hơn so với cây trồng từ tháng 7÷10/2015 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: