Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định sự lưu hành của virus Gumboro trên gà nuôi ở quy mô trang trại, hộ gia đình tại ĐBSCL; xác định đặc tính di truyền của virus Gumboro được phân lập tại ĐBSCL; khảo sát tỉ lệ đáp ứng miễn dịch và sự khác biệt đáp ứng miễn dịch của 3 loại vaccine Gumboro trên 2 giống (gà nòi Bến Tre và gà Lương Phượng).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu bệnh gumboro trên gà tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGÔ PHÚ CƯỜNGNGHIÊN CỨU BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ TẠIMỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨCHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62640102 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGÔ PHÚ CƯỜNGNGHIÊN CỨU BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ TẠIMỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨCHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62640102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGs.Ts. TRẦN NGỌC BÍCH 2020 LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập và rèn luyện của bản thân tại trường Đại học Cần Thơ,tôi đã hoàn thành luận án. Tôi đã không ngừng học tập và tích lũy những kiến thứctại trường và kinh nghiệm từ thực tiễn. Trong khoảng thời gian đó tôi đã nhận đượcsự ủng hộ và động viên rất lớn từ gia đình, sự nhiệt tình giúp đỡ từ quý Thầy Côgiảng dạy, sự chia sẻ từ bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Đến Cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi nên người. Cha mẹ đã chotôi niềm tin và tạo mọi điều kiện thuận lợi từ vật chất đến tinh thần để tôi hoànthành tốt con đường học tập. Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau Đại học,Khoa Nông nghiệp đã tạo điều kiện để cho tôi học tập và rèn luyện. Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp, Ban Chủ nhiệmKhoa Nông Nghiệp – Thủy Sản, Bộ môn Thú Y đã tạo điều kiện để tôi nghiên cứuvà hoàn thành luận án này Xin chân thành cảm ơn PGs.Ts. Trần Ngọc Bích – cán bộ hướng dẫn đã tạođiều kiện thuận lợi và truyền đạt cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin cám ơn các anh chị nghiên cứu sinh K2, K3 đã tạo điều kiện, giúp đỡtrong quá trình học tập. Xin gửi lời tri ân đến các em Tứ, Tín – học viên cao học K21, K22, K23 đãtận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô và tất cả dồidào sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Cần Thơ, ngày 07 tháng 10 năm 2019 Tác giả Ngô Phú Cường i TÓM TẮT Luận án “Nghiên cứu bệnh Gumboro trên gà tại một số tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long” được thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2018. Nộidung thực hiện gồm: Khảo sát tình hình bệnh Gumboro trên gà tại ĐBSCL. Phântích di truyền virus Gumboro được phân lập tại ĐBSCL. Đáp ứng miễn dịch với 3loại vaccine Gumboro được lựa chọn từ kết quả nghiên cứu trên 2 giống gà (LươngPhượng, nòi Bến Tre). Kết quả khảo sát cho tỉ lệ nhiễm bệnh Gumboro của giống gà Tàu Vàng caonhất (68,4%), thấp nhất là gà Nòi lai (28,8%). Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà nuôitheo hình thức nhốt hoàn toàn và bán chăn thả (tương đương 57,1% và 55,0%),nuôi thả hoàn toàn là 28,0%. Gà mắc bệnh tập trung ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuầntuổi (21 - 42 ngày tuổi). Gà không tiêm vaccine có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất(66,7%), thấp nhất ở những đàn được tiêm nhắc lại lần 2 (24,5%). Đàn gà nuôi tạiHậu Giang có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất (60,0%) và thấp nhất ở An Giang (37,9%). Kết quả giải trình tự nucleotide và amino aicd từ vị trí 634-1022 ở vùng siêubiến đổi gene VP2 cho thấy các mẫu virus Gumboro tại Hậu Giang, An Giang, CầnThơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh thuộc chủng có độc lực cao. Mẫu Cần Thơ 1và các mẫu vaccine Bur 706, Cevac Gumboro L, Georgia thuộc nhóm nhược độc,mẫu vaccine IBD Blen và Nobilis thuộc nhóm biến đổi độc lực Đáp ứng miễn dịch của 3 loại vaccine Gumboro được lựa chọn từ kết quả nộidung 2 trên 2 giống gà (Lương Phượng, nòi Bến Tre). Kết quả cho thấy gà đượctiêm phòng 2 lần cho đáp ứng miễn dịch cao nhất 86,6%, 1 lần là 62,2% và thấpnhất ở gà không được tiêm phòng (18,3%). Giống gà nòi Bến Tre có tỉ lệ đáp ứngmiễn dịch cao hơn giống gà Lương Phượng ở cả 2 lần tiêm phòng vaccine nhưngkhác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tất cả các loại vaccine đều tạo miễn dịch chogà sau khi tiêm phòng. Gà được tiêm vaccine 1 lần có tỉ lệ đáp ứng miễn dịch giữa3 loại vaccine thử nghiệm gần tương đồng nhau (60,0% – 63,3%). Gà được tiêmvaccine 2 lần cho đáp ứng miễn dịch cao nhất ở vaccine 3 (93,3%) và thấp nhất làvaccine 2 (80,0%) nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: ĐBSCL, Elisa, gà, Gumboro, RT – PCR, vaccine, VP2, ii ABSTRACT The PhD dissertation named Study on chicken gu ...