Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình dịch tễ và bệnh lý của IB trên gà thịt tại một số tỉnh ĐBSCL; xác định mối quan hệ di truyền giữa các chủng IBV thực địa với các chủng virus trên thế giới và chủng virus vaccine; đánh giá hiệu quả của các quy trình chủng ngừa bằng vaccine phòng bệnh IB trên gà thịt.Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious bronchitis, IB) trên gà nuôi theo hướng công nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ CẨM LOAN NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (INFECTIOUSBRONCHITIS, IB) TRÊN GÀ NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62 64 01 02 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ CẨM LOAN NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (INFECTIOUSBRONCHITIS, IB) TRÊN GÀ NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62 64 01 02 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. TRẦN NGỌC BÍCH 2021i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân. Tôi xin gửi lờicảm ơn đến những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Xin đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS. TS. Trần Ngọc Bích đã rất tận tâmhướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Phúc Khánh đã rất nhiệt tình hỗ trợtôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp, quýThầy, Cô - Khoa Sau đại học, đặc biệt là quý Thầy, Cô và anh chị trong Bộ mônThú Y - Khoa Nông nghiệp của Trường Đại học Cần Thơ, những người đã giảngdạy, quản lý và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện phân tíchmẫu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu khoa họcA11 thuộc Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ VN14-P6 bằng nguồn vốnvay ODA từ chính phủ Nhật Bản, đã tài trợ cho tôi thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin dâng tấm lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ người đãsinh thành, nuôi dưỡng và luôn động viên tôi. Xin cảm ơn tất cả người thântrong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp thêm động lựccho tôi phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập. NGHIÊN CỨU SINH NGUYỄN THỊ CẨM LOAN ii TÓM TẮT Luận án được thực hiện nhằm nghiên cứu bệnh viêm phế quản truyềnnhiễm (IB) trên gà tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Thờigian thực hiện từ tháng 05 năm 2018 đến tháng 05 năm 2020. Mục tiêu củanghiên cứu: Xác định tình hình dịch tễ và bệnh lý của IB trên gà thịt nuôi theohướng công nghiệp; Xác định mối quan hệ di truyền của các chủng virus lưuhành với các chủng virus trên thế giới và virus vaccine; Đánh giá đáp ứng miễndịch của gà sau khi chủng ngừa vaccine IB. Khảo sát thực trạng công tác phòng chống bệnh tại 83 trang trại chăn nuôithuộc các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Hậu Giang thông qua điềutra, phỏng vấn cho thấy biện pháp sử dụng vaccine và thuốc khác để phòng bệnhIB được 100% số trại áp dụng. Số trại áp dụng biện pháp vệ sinh chuồng trại,định kỳ sát trùng, thay lớp độn chuồng còn ít, chiếm tỷ lệ từ 43,37% đến 55,42%,chỉ có 28,92% số trại áp dụng tất cả các biện pháp trên. Mẫu bệnh phẩm gồm khí quản, phổi và thận được thu thập từ 249 con gàcó biểu hiện bệnh hô hấp nghi do nhiễm virus viêm phế quản truyền nhiễm(IBV). IBV được xác định bằng kỹ thuật RT-PCR phát hiện gene N của virus.Kết quả có 43,37% số mẫu nhiễm IBV. Tỷ lệ đàn gà bị bệnh là 59,04%. Khảo sát đặc điểm dịch tễ của bệnh IB cho thấy các yếu tố địa lý, nhómgiống gà, lứa tuổi và kiểu chuồng không liên quan đến tỷ lệ đàn bệnh IB. Đàngà có khả năng bệnh IB vào mùa mưa cao hơn 2,78 lần so với mùa nắng. Nhữngđàn không chủng ngừa vaccine đầy đủ và điều kiện vệ sinh thú y không tốt cókhả năng bệnh IB cao hơn so với những đàn được chủng ngừa đầy đủ và vệ sinhthú y tốt lần lượt là 2,88 lần và 2,66 lần. Khảo sát biến đổi bệnh lý của IB thông qua mổ khám 108 con gà và làm10 tiêu bản vi thể. Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là âm rít khí quản(91,67%). Ngoài ra, gà ủ rũ, giảm ăn, hắt hơi, khó thở, chảy nước mũi, nướcmắt, đôi khi tiêu chảy nhiều nước và sưng đầu. Bệnh tích đại thể phổ biến nhấtlà xuất huyết khí quản với nhiều dịch nhầy (92,59%), kế đến là sung huyết, xuấthuyết phổi, viêm túi khí và xoang mũi, sưng và xuất huyết thận, tích urate ởniệu quản. Bệnh tích vi thể bao gồm thâm nhiễm tế bào viêm (100%), sunghuyết, xuất huyết (80%-100%), hoại tử tế bào (20%-60%) và phì đại tế bàoGoblet (40%). iii Các chương trình Mega 7.0, Bioedit 7.2 và RDP4 được sử dụng để phântích trình tự nucleotide, amino acid một phần gene S1 của 10 chủng IB ...