Danh mục

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc tính sinh thái loài Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật gây trồng và kinh doanh rừng Vầu đắng

Số trang: 180      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.04 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của Luận án nhằm nghiên cứu đặc tính sinh thái loài để góp phần phát triển bền vững rừng Vầu đắng, nâng cao thu nhập cho người dân ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng rừng và phát huy khả năng phòng hộ của rừng Vầu đắng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc tính sinh thái loài Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật gây trồng và kinh doanh rừng Vầu đắngBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PT NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------ Trần Ngọc Hải NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH THÁI LOÀI VẦU ĐẮNG(Indosasa angustata Mc.Clure) LÀM CƠ SỞ CHO CÁC GIẢI PHÁPKỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ KINH DOANH RỪNG VẦU ĐẮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2012BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PT NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------ Trần Ngọc Hải NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH THÁI LOÀI VẦU ĐẮNG(Indosasa angustata Mc.Clure) LÀM CƠ SỞ CHO CÁC GIẢI PHÁPKỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ KINH DOANH RỪNG VẦU ĐẮNG Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinh Mã số: 62.62.60.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Ngô Quang Đê Hà Nội - 2012 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) là loài tre trúc bản địa có thânngầm mọc tản phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Đây là loàicây đa tác dụng, thân cây có thể làm nguyên liệu giấy, ván ghép thanh, đũa, làmnhà, chế biến than hoạt tính, làm hàng rào, măng Vầu đắng là một loại thực phẩmcó chất lượng cao được nhân dân ưa chuộng. Rừng Vầu đắng có tầng tán lá dầy vàxanh quanh năm, hệ thân ngầm phát triển do đó phát huy tốt tác dụng phòng hộ. Trên thế giới cũng như ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về phânloại, gây trồng và kinh doanh tre trúc. Hầu hết những công trình này tập trung vàonghiên cứu sinh trưởng, kỹ thuật gây trồng, khai thác, chế biến một số loài tre trúccó thân ngầm mọc cụm, hoặc với loài mọc tản như Trúc sào (Phyllostachyspubescens) [6], [12], [32], [38], [43], [48]. Đối với các loài trong chi Vầu(Indosasa) chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu [15], [72], [75], [79]. Chođến nay ở Việt Nam đã thu thập được 223 mẫu tre trúc và phân loại được trên50loài, các loài khác do chưa thu đủ mẫu hoặc chưa đủ cơ sở để phân định loài. Vầu đắng có phân bố ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, chúng mọctự nhiên hoặc được gây trồng, hiện nay những biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trongkinh doanh các lâm phần Vầu đắng chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm được đúc rút từgây trồng, khai thác của nhân dân địa phương, chưa có bản hướng dẫn kỹ thuật gâytrồng, chăm sóc, khai thác dựa trên các cơ sở khoa học. Vì vậy, nhiều diện tích Vầu đắngtự nhiên sau một thời gian khai thác chất lượng và trữ lượng rừng bị suy giảm, kíchthước cây nhỏ đi, một số nơi rừng bị thoái hóa; rừng trồng mới cây sinh trưởng kém dochọn điều kiện lập địa không phù hợp. Hơn nữa những nghiên cứu về loài Vầu đắng cònít, rời rạc và chưa mang tính hệ thống. Nên triển khai những nghiên cứu cơ bản để đưa ranhững cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với đặc tính sinh vật học vàsinh trưởng của loài, cũng như phù hợp với trình độ quản lý, kinh doanh của người dânđịa phương còn là khoảng trống cần bổ sung. 2 Đối với loài Vầu đắng chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập mộtcách sâu sắc ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái tới sinh trưởng, phát triển vàphân bố của loài, xây dựng bản đồ phân bố sinh thái khí hậu của loài. Vì vậy,nghiên cứu đặc tính sinh thái của loài Vầu đắng có ý nghĩa mở ra hướng nghiên cứuvề phân vùng sinh thái của loài thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tốsinh thái. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đặc tính sinh thái loài Vầu đắng sẽ là cơ sởkhoa học để đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong tạo giống, trồng cũngnhư kỹ thuật khai thác, tổ chức kinh doanh rừng Vầu đắng theo hướng bền vững.Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc tính sinh thái loài Vầuđắng (Indosasa angustata Mc.Clure) làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật gây trồngvà kinh doanh rừng Vầu đắng” đã được thực hiện.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài - Ý nghĩa khoa học của đề tài: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc gâytrồng, khai thác Vầu đắng theo hướng phát triển ổn định và bền vững. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được những giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp ápdụng trong sản xuất giống, trồng, chăm sóc, khai thác các sản phẩm của loài Vầu đắng,cũng như trong công tác quy hoạch lựa chọn vùng phát triển loài cây lâm sản ngoài gỗ cógiá trị này.3. Những đóng góp mới của luận án Đã xác định được một số đặc tính quan trọng của loài Vầu đắng thông quanhững nghiên cứu đặc trưng của loài ở các tiểu s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: