Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật như xử lý đất; sử dụng các biện pháp sinh học, hóa học để kiểm soát tuyến trùng và nấm gây hại rễ; đánh giá khả năng kháng tuyến trùng của các vật liệu giống sử dụng làm gốc ghép. Trên cơ sở đó, xác định được biện pháp kỹ thuật thích hợp và đạt hiệu quả để tiến hành tái canh ngay cây cà phê vối. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tái canh ngay cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre var. robusta) tại tỉnh Đắk Lắk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN HOÀNG QUỐC TRUNGNGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TÁI CANHNGAY CÂY CÀ PHÊ VỐI (Coffea canephora Pierre var. robusta) TẠI TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP ĐẮK LẮK - NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN HOÀNG QUỐC TRUNGNGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TÁI CANHNGAY CÂY CÀ PHÊ VỐI (Coffea canephora Pierre var. robusta) TẠI TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Khoa học Cây trồng Mã số : 62.62.01.10 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN VĂN NAM TS. TRƯƠNG HỒNG ĐẮK LẮK - NĂM 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các sốliệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung thực và chưa từng đượcdùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án đềuđã được ghi nhận và cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong Luận án này đềuđược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Luận án Hoàng Quốc Trung ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện Luận án, tôi luôn nhận được sựủng hộ và giúp đỡ tận tình của các cấp Lãnh đạo Trường Đại học TâyNguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI),quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, TS. Trương Hồng - những người hướngdẫn khoa học đã tận tình giảng dạy, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và định hướng giúp tôi trưởng thành hơn trong công tác nghiêncứu và hoàn thiện Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Lãnh đạo, tập thể quý Thầy, Cô giáo và cán bộ trong Khoa NôngLâm Nghiệp, Bộ môn Khoa học Cây trồng, Phòng Đào tạo Sau đại học –Trường Đại học Tây Nguyên. - Ban Lãnh đạo Viện WASI, Bộ môn Cây Công nghiệp và các đồngnghiệp công tác tại Viện WASI. Cùng với gia đình yêu thương và bạn bè, anh em lớp NCS Khoa họcCây trồng K1, K2 đã đồng hành, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện Luận án. Đắk Lắk, ngày …… tháng …… năm 2021 Tác giả luận án Hoàng Quốc Trung iii TÓM TẮT Đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tái canh ngay câycà phê vối (Coffea canephora Pierre var. robusta) tại tỉnh Đắk Lắk” được thựchiện tại thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk từ tháng 04 năm 2017 đếntháng 12 năm 2019 với mục tiêu đánh giá được ảnh hưởng của một số biệnpháp kỹ thuật đến khả năng kiểm soát các loại tuyến trùng, nấm gây hại trongđất và rễ trên cây cà phê vối trồng tái canh ngay trong điều kiện nhà lưới vàtrên đồng ruộng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác định đượcbiện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm tái canh ngay cây cà phê vối thành công. Đề tài được thực hiện với các nội dung nghiên cứu cơ bản như sau: - Xác định biện pháp xử lý đất thích hợp trước khi tái canh ngay cây càphê vối. - Xác định biện pháp thích hợp để kiểm soát tuyến trùng và nấm gâyhại rễ nhằm tái canh ngay cây cà phê vối. - Đánh giá các vật liệu giống có khả năng kháng tuyến trùng sử dụnglàm gốc ghép để tái canh ngay cây cà phê vối. Kết quả nghiên cứu thu được như sau: - Biện pháp xử lý đất sử dụng hoạt chất Ethoprophos + Copperhydroxide (CT4) và sử dụng chế phẩm Trichoderma spp. + Paecilomyces spp.(CT3) có mật số tuyến trùng đất thấp nhất, giảm 70,0% so với đối chứng sau12 tháng xử lý đất. Số lượng nấm Fusarium spp. trong đất thấp nhất ở CT4sau 12 tháng xử lý, giảm 80,0% so với công thức đối chứng. - Bột dã quỳ có khả năng kiểm soát, làm giảm mật số tuyến trùng rễ23,4 - 40,8%; giảm số lượng nấm Fusarium spp. trong đất 54,6 - 76,6% so vớiđối chứng. Trên cơ sở đó, tỷ lệ cây bị vàng lá giảm 27,0 - 48,6% và tỷ lệ cây chếtgiảm 29,5 - 55,5% so với đối chứng sau 24 tháng trồng. Lượng xử lý bột dã quỳ iv1.000 g/cây năm thứ nhất và 2.000 g/cây năm thứ hai (CT3) có tỷ lệ cây vàng lávà cây chết thấp nhất, lần lượt là 33,3% và 21,7% sau 24 tháng trồng. - Các biện pháp hó ...