Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định tác nhân gây bệnh đốm nâu trên lá, quả chanh dây tại Việt Nam và một số đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh làm cơ sở cho đề xuất biện pháp phòng trừ.Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Alternaria spp. gây bệnh đốm nâu trên chanh dây (Passiflora edulis) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM PHAN THỊ THU HIỀNNGHIÊN CỨU NẤM Alternaria spp. GÂY BỆNH ĐỐM NÂU TRÊN CHANH DÂY (Passiflora edulis) Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 9.62.01.12 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP TP. HCM – Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM PHAN THỊ THU HIỀNNGHIÊN CỨU NẤM Alternaria spp. GÂY BỆNH ĐỐM NÂU TRÊN CHANH DÂY (Passiflora edulis) Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 9.62.01.12 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Đình Đôn TP. HCM – Năm 2021 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu nấm Alternaria spp. gây bệnhđốm nâu trên chanh dây (Passiflora edulis)”, Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,tạo điều kiện của nhiều cá nhân, tổ chức để hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏlòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó: - PGS. TS. Lê Đình Đôn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học vàmôi trường Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (ĐHNL. TP. HCM),là người Thầy đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn xây dựng nội dung, phương pháp, lýluận khoa học và đúc kết kết quả của luận án. Thầy đã luôn luôn động viên khích lệ,dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. - Ban giám hiệu trường ĐHNL. TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôitrong quá trình triển khai thực hiện đề tài cũng như bảo vệ luận án. - Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện tốt nhất chotôi hoàn thành luận án. - TS. Bùi Ngọc Hùng và tập thể cán bộ Phòng Đào tạo sau đại học trườngĐHNL. TP. HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn tấtluận án. - Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, bộ môn Bảo vệ thực vật trường ĐHNL. TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận cho tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài. - Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường Trường Đạihọc Nông ĐHNL. TP. HCM, đặc biệt là ThS. Phùng Võ Cẩm Hồng - Phó Việntrưởng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành thí nghiệm liên quan đến luận án. - Lãnh đạo Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc Bảo vệ thực vật phíaNam, đặc biệt là ThS. Lê Phạm Đoan Trang đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoànthành thí nghiệm liên quan đến luận án. - Các em sinh viên Khoa Nông học và Bộ môn Công nghệ sinh học trườngĐHNL. TP. HCM đã cộng tác triển khai và thu thập kết quả thí nghiệm. - Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của Tôi đang công tác tạiTrung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, Chi Cục Kiểm dịch thực vật vùng IIvà gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trìnhthực hiện và hoàn thành luận án này. - Cảm ơn anh Huỳnh Tiến Cảnh (là chồng của tôi) đã luôn động viên, khích lệvà giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành luận án này. - Cảm ơn TS. Nguyễn Vũ Phong, ThS. Đàng Nguyên Lưu Vi Vy, ThS. ĐinhThị Ánh Tuyết, ThS. Nguyễn Thị Huyền đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiệnluận án. Tác giả luận án ii Phan Thị Thu Hiền LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Thị Thu Hiền iii TÓM TẮT Alternaria là một chi nấm đa ký chủ, gây hại khá nghiêm trọng cho nhiều loạicây trồng có giá trị kinh tế. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phân loại, mô tả đặc điểmsinh học, tính độc và di truyền của Alternaria chưa được nghiên cứu một cách hệthống. Chanh dây (Passiflora edulis) là một loại cây trồng được du nhập vào ViệtNam từ năm 1998 và hiện nay đã hình thành những vùng chanh dây rộng lớn tậptrung ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Sơn La, NghệAn, Cao Bằng. Sự gia tăng diện tích trồng chanh dây đã làm gia tăng sâu bệnh hạitrên chanh dây. Năm 2011 đã ghi nhận có một loại bệnh đốm nâu trên lá, quả chanhdây do Alternaria spp. gây ra. Bệnh có tần suất xuất hiện nhiều nhưng chưa được môtả và nghiên cứu một cách bài bản. Do đó, nghiên cứu về bệnh đốm nâu doAlternaria gây hại trên chanh dây hế ...