Danh mục

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định thành phần loài, quy luật phát sinh, gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (Hemiptera: Aleyrodidae) tại hai tỉnh Long An và An Giang

Số trang: 213      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.47 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là xác định được thành phần loài bọ phấn trắng hại lúa ở hai tỉnh Long An và An Giang. Bước đầu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của bọ phấn trắng hại lúa. Đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa có hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định thành phần loài, quy luật phát sinh, gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (Hemiptera: Aleyrodidae) tại hai tỉnh Long An và An GiangBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ----------------------- VÕ THỊ BÍCH CHI NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, QUY LUẬT PHÁT SINH, GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP BỌ PHẤN TRẮNG HẠI LÚA (HEMIPTERA: ALEYRODIDAE) TẠI HAI TỈNH LONG AN VÀ AN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP CẦN THƠ - 2016 iBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ----------------------- VÕ THỊ BÍCH CHINGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, QUY LUẬT PHÁT SINH, GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP BỌ PHẤN TRẮNG HẠI LÚA (HEMIPTERA: ALEYRODIDAE) TẠI HAI TỈNH LONG AN VÀ AN GIANG Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 62.62.01.12 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Lộc 2. TS. Bùi Thị Thanh Tâm CẦN THƠ - 2016 ii CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình “Nghiên cứu xác định thành phần loài, quy luậtphát sinh, gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (Hemiptera:Aleyrodidae) tại hai tỉnh Long An và An Giang” là của riêng tôi. Các số liệu, kếtquả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình, luận án nào trước đây. Tác giả luận án Võ Thị Bích Chi iii LỜI CẢM ƠNXin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Lúa ĐBSCL đã giúp đỡ và tạođiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và hoànthành luận án. Phòng quản lý Khoa học và Đào tạo sau đại học Viện Khoa học Nông nghiệpViệt Nam và Viện Lúa ĐBSCL đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành các chươngtrình, thủ tục trong quá trình đào tạo. TS. Nguyễn Thị Lộc, TS. Bùi Thị Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn và đónggóp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận án. Quý thầy, cô tham gia giảng dạy lớp nghiên cứu sinh khoá 2011 - 2015 đãtận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học trong suốt khóa học. Tiến sĩ A. T. Barrion, chuyên gia phân loại côn trùng, Viện nghiên cứu lúaquốc tế đã định danh xác định tên khoa học bọ phấn trắng hại lúa. Uỷ ban nhân dân các xã cùng bà con nông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vàhuyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện các thí nghiệmvà phối hợp thực hiện mô hình. Các bạn đồng nghiệp trong Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Lúa đồng bằng sôngCửu Long đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài luận án. Gia đình và bạn bè thân hữu đã luôn động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời qua. Võ Thị Bích Chi iv TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu xác định thành phần loài, quy luật phát sinh, gây hại và biện phápquản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (Hemiptera: Aleyrodidae) tại hai tỉnh Long An vàAn Giang” đã được thực hiện từ năm 2012 đến 2015 tại Viện Lúa đồng bằng sông CửuLong (ĐBSCL), huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ; huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang và huyệnThạnh Hóa, tỉnh Long An với mục tiêu tìm ra các biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấntrắng hại lúa có hiệu quả và an toàn. Kết quả đề tài đã xác định được tên khoa học của bọphấn trắng hại lúa tại các tỉnh Long An, An Giang và Cần Thơ có tên khoa học làAleurocybotus indicus David & Subramaniam, thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera), họAleyrodidae và có kiểu biến thái không hoàn toàn. Vòng đời của bọ phấn trắng trung bình21,93 ± 0,23 ngày (T = 29,4 ± 1,2oC, RH = 79,3 ± 7,9 %), gồm 3 giai đoạn: thành trùng,trứng và ấu trùng, trong đó ấu trùng có 4 tuổi và ấu trùng tuổi 4 được gọi là nhộng giả. Đặcbiệt, chúng có khả năng sinh sản đơn tính và cho ra thế hệ sau với 100% thành trùng đực.Bọ phấn trắng phát triển tốt khi nuôi thử nghiệm ở nhiệt độ 30oC. Cỏ Lục lông Chlorisbarbata Sw. là ký chủ phụ của bọ phấn trắng. Bước đầu đã xác định được bọ rùa 8 chấmHarmonia octomaculata Fabricus và bọ rùa đỏ Micraspis discolors Fabricus là thiên địchbắt mồi của thành trùng bọ phấn trắng và ong Encarsia transvena Timberlake là thiên địchký sinh bọ phấn trắng. Ấu trùng bọ phấn trắng chỉ chích hút nhựa lá làm cho lá bị vàng,trong khi thành trùng bọ phấn trắng có thể làm xoăn một phần lá hay làm cho lá lúa bị corút và xoắn chặt. Tuy nhiên, chưa phát hiện virus trong những cây có triệu chứng xoắn lá.Thí nghiệm lây nhiễm thành trùng bọ phấn trắng trên lúa OM4900 và nếp IR4625 với mậtsố 30 - 40 con/dảnh ở 30NSS đã ảnh hưởng đến năng suất lúa và có thể làm giảm năng suấtđến 23 - 31% khi lây nhiễm với mật số 60 con/dảnh. Đã chọn ra được thuốc sinh họcM.a(1,2x109 bt/g), B.b(1,5x109 bt/g) sử dụng đơn hoặc phối trộn có hiệu lực trừ bọ phấntrắng từ 66,0 - 66,8% và chưa thấy ảnh hưởng đến ong ký sinh của bọ phấn trắng. Thuốcgốc Abamectin 1.8% và Pymetrozine 500g/kg có hiệu lực trừ bọ phấn trắng cao và ít ảnhhưởng đến thiên địch trong ruộng lúa. Kết quả của đề tài đã chọn ra được một số biện phápđể quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hiệu quả như sử dụng giống lúa ít nhiễm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: