Danh mục

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre

Số trang: 247      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.57 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre" này được thực hiện nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, phân tích biện pháp ứng biến đổi khí hậu và hiệu quả sản xuất của hộ nuôi tôm biển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả sản xuất cho các hộ nuôi tôm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM --------------------- VÕ THÁI HIỆPPHÂN TÍCH BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM BIỂN NÔNG HỘ TẠI TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP TP.HCM – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM ----------------------- VÕ THÁI HIỆPPHÂN TÍCH BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM BIỂN NÔNG HỘ TẠI TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thanh Hà TP.HCM – Năm 2022 i LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Võ Thái Hiệp, sinh ngày 16 tháng 08 năm 1981 tại tỉnh Bến Tre. Tốt nghiệp Trung học phổ thông tại trường Trung học phổ thông ChâuThành B, tỉnh Bến Tre, năm 1999. Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế nông lâm, hệ chính quy tại Trường Đạihọc Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004. Công tác tại Khoa Kinh tế - Tài chính, Trường Cao đẳng Bến Tre từ tháng 11năm 2004. Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành Kinh tế nông nghiệp tại TrườngĐại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp năm 2011. Tháng 11 năm 2015 theo học nghiên cứu sinh ngành Kinh tế Nông nghiệpTrường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ liên lạc: Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế - Tài chính, Trường Caođẳng Bến Tre, ấp 1, xã Sơn Đông, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Điện thoại: 0945061778 Email: vthiepcdbt@gmail.com ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Võ Thái Hiệp xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Cácsố liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Võ Thái Hiệp iii LỜI CẢM TẠ Luận án này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sỹ chuyênngành Kinh tế nông nghiệp của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ ChíMinh. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ tận tình của Ban Giám hiệu, quý Thầy – Cô KhoaKinh tế, Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Nhân dịpnày, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Thanh Hà làthầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu vànhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành quyển luậnán này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn TS. Lê Công Trứ, TS. Đặng Lê Hoa,TS.Thái Anh Hòa, TS. Lê Quang Thông, TS. Nguyễn Ngọc Thùy, TS. Trần ĐộcLập, TS. Đặng Minh Phương, TS. Nguyễn Bạch Đằng đã có nhiều ý kiến đóng góp,đọc bản thảo và cung cấp các tài liệu tham khảo hữu ích giúp tác giả hoàn thiệnquyển luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Thầy – Cô Khoa Kinh tếTài chính Trường Cao đẳng Bến Tre đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tácgiả tham gia học tập . Tác giả xin trân trọng cảm ơn cán bộ Chi cục Thủy sản Bến Tre; cán bộPhòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Ba Tri, Bình Đại, ThạnhPhú; cán bộ và hộ nuôi tôm ở xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Định Trung, Thạnh Phước,An Điền, Giao Thạnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trìnhthu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho đề tài. Trong quá trình học tập và làm đề tài, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ và cổvũ chân tình của người thân trong gia đình và bạn bè. Tác giả xin chân thành cảmơn và ghi nhớ sự quan tâm giúp đỡ đó. Tp.HCM, ngày tháng năm 2022 NCS. Võ Thái Hiệp iv TÓM TẮT Luận án này được thực hiện nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổikhí hậu, phân tích biện pháp ứng biến đổi khí hậu và hiệu quả sản xuất của hộ nuôitôm biển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với biến đổikhí hậu và hiệu quả sản xuất cho các hộ nuôi tôm. Nghiên cứu sử dụng số liệu thứcấp về thời tiết, khí hậu, diện tích, sản lượng được thu thập từ Cục Thống kê, SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường. Số liệu sơ cấpđược thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 262 hộ nuôi tôm bằng bảng câu hỏisoạn sẵn tại 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre bao gồm 92 hộ nuôi tôm sú quảng canhcải tiến (TSQCCT) và 170 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh (TTCTTC).Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng thích ứngbiến đổi khí hậu; cách tiếp cận IPCC để đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổikhí hậu bao gồm ba yếu tố sự phơi lộ, sự nhạy cảm và khả năng thích ứng; mô hìnhhồi quy Multivariate Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ápdụng biện pháp thích ứng BĐKH; mô hình hàm sản xuất biên và lợi nhuận biênngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas để xác định mức hiệu quả hiệu quả kỹ thuật, hiệuquả kinh tế của các hộ nuôi tôm và phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thíchứng biến đổi khí hậu đến các mức hiệu quả này. Kết quả phân tích thực trạng thích ứng với biến đổi khí h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: