Danh mục

Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của lipid trong thức ăn chế biến lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain)

Số trang: 155      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.01 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu, xác định được hàm lượng lipid và nguồn lipid thích hợp bổ sung vào thức ăn chế biến, chế độ cho ăn phù hợp ương ấu trùng cua biển từ giai đoạn zoea 3 đến cua 1; từ đó làm cơ sở phát triển công thức thức ăn chế biến ứng dụng vào thực tế sản xuất để ương cua S. paramamosain từ zoea 3 đến cua giống, chủ động nguồn thức ăn trong sản xuất giống.Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của lipid trong thức ăn chế biến lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 Đặt vấn đề Cua biển (Scylla spp.) là một trong những nguồn hải sản quan trọng ở khuvực Đông Nam Á, có giá trị kinh tế cao và góp phần tăng sản lượng nuôi trồngthủy sản ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam (Shelley &Lovatelli, 2011). Loài cua biển (Scylla paramamosain) là đối tượng thủy sảnnước lợ quan trọng ở nước ta nói chung, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL) nói riêng do loài này có kích thước lớn, tăng trưởng nhanh và rộngmuối nên thích ứng tốt với vùng nuôi bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn (Petersenet al., 2013; Trần Ngọc Hải và Lê Quốc Việt, 2017). Những năm gần đây, với sựrủi ro cao trong nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng do dịch bệnh, các mô hìnhnuôi cua biển kết hợp với tôm trong các ao nuôi quảng canh cải tiến (Nguyễn ThịNgọc Anh và ctv., 2019) hoặc cua biển luân canh với tôm và mô hình tôm-cua-rừng đang được áp dụng phổ biến ở các tỉnh ven biển ĐBSCL như Sóc Trăng,Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh (Bộ NN&PTNT, 2015). Theo quy hoạch của BộNN&PTNT (2009), đến năm 2020 diện tích nuôi cua nước mặn, lợ ở nước ta đạt620.000 ha, nhu cầu con giống để cung cấp cho nuôi cua thương phẩm là 572triệu con. Điều này cho thấy số lượng cua giống để phát triển nghề nuôi cuathương phẩm là rất lớn. Vì thế, sản xuất giống nhân tạo cua biển phát triển nhanhở ĐBSCL từ nhiều năm qua để chủ động cung cấp cua giống cho nuôi thươngphẩm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009 ; Trần Ngọc Hải và ctv.,2018). Trong ương nuôi ấu trùng cua biển, thức ăn tươi sống (Rotifer và Artemia)đóng vai trò rất quan trọng, được sử dụng trong suốt đợt ương nuôi. Tuy nhiên,thức ăn tươi sống thiếu một số acid béo thiết yếu cần phải được giàu hóa trướckhi cho ăn (Truong Trong Nghia, et al., 2007) và có khả năng truyền bệnh cho ấutrùng cua (Homle, 2006), đồng thời chi phí thức ăn tươi sống (Artemia) có giácao, chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh 1Phương 2009 ; Shelley and Lovatelli, 2011). Vì thế, đã có một vài nghiên cứu vềsử dụng thức ăn nhân tạo thay thế một phần thức ăn tươi sống trong ương ấutrùng cua biển được thực hiện nhằm giảm sự phụ thuộc nguồn thức ăn tươi sốngđể ứng dụng vào quy mô thương mại góp phần giảm giá thành sản xuất (Holmeet al., 2009; Hassan, et al., 2011; Shelley and Lovatelli, 2011). Ở Việt Nam, sảnxuất giống nhân tạo cua biển loài (S. paramamosain) đã thành công và thươngmại hóa từ nhiều năm qua, trong đó sử dụng ấu trùng Artemia làm nguồn thức ăntươi sống kết hợp với thức ăn nhân tạo (Lansy, Frippak) trong suốt chu kỳ ươngnuôi (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009; Trần Ngọc Hải và ctv.,2018). Tuy nhiên, thức ăn nhân tạo chất lượng cao được sử dụng cho ấu trùngcua biển là loại thức ăn có sẵn trên thị trường chuyên dùng cho ấu trùng tôm biểnnhư Lansy, Frippak có thể không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho ấu trùngcua biển. Nhiều nghiên cứu khẳng định nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủysản khác nhau theo loài và giai đoạn phát triển (Smith et al., 2003; Trần ThịThanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Đối với thức ăn chế biến, hàm lượng lipid, nguồn lipid, phospholipid vàcholesterol là chất dinh dưỡng thiết yếu trong thức ăn, đóng vai trò rất quan trọngđối với sự phát triển của cá và giáp xác (Coutteau et al., 1997; Trần Thị ThanhHiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Nghiên cứu trước nhận thấy loài cua biển (S.serrata) ở giai đoạn ấu trùng và cua con sử dụng tốt thức ăn chế biến, tuy nhiênnếu thức ăn chế biến có hàm lượng lipid và thành phần lipid (nguồn lipid,lecithin, cholesterol) không đáp ứng nhu cầu hoặc vượt nhu cầu đều ảnh hưởngtiêu cực đến sự phát triển của ấu trùng cua như sự biến thái không đồng đều, cuacon bị bẫy lột xác (lột xác không hoàn toàn), giảm tăng trưởng và tỉ lệ sống dẫnđến giảm hiệu quả sản xuất (Sheen and Wu 1999; Catacutan 2002; Holme et al.,2009; Suprayudi, et al., 2012a,b), Tương tự, đối với loài ghẹ xanh (Portunuspelagicus) giai đoạn giống (Noordin, et al., 2020). Cho đến nay, các nghiên cứuchỉ thực hiện ở một giai đoạn phát triển của ấu trùng cua với sự bổ sung một sốchất dinh dưỡng đơn thuần trên loài cua S. serrata. Xuất phát từ thực tế, đề tài‟Ảnh hưởng của lipid trong thức ăn chế biến lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấutrùng cua biển (Scylla paramamosain)ˮ được thực hiện. 21.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm xác định được hàm lượng lipid và nguồn lipid thích hợpbổ sung vào thức ăn chế biến, chế độ cho ăn phù hợp ương ấu trùng cua biển từgiai đoạn zoea 3 đến cua 1. Từ đó làm cơ sở phát triển công thức thức ăn chếbiến ứng dụn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: