Danh mục

Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởng và phát triển của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)

Số trang: 167      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.79 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 167,000 VND Tải xuống file đầy đủ (167 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin khoa học về ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 do biến đổi khí hậu tác động lên tôm sú và tôm TCT, góp phần phát triển nghề nuôi phù hợp và thích ứng biến đổi khí hậu. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởng và phát triển của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐỖ VĂN BƯỚCẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ CO2 CAOLÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐỖ VĂN BƯỚCẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ CO2 CAOLÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ NGÀNH: 9620301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN GS.TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG PGS.TS. CHÂU TÀI TẢO 2021 THÔNG TIN TỔNG QUÁT Họ tên Nghiên cứu sinh: Đỗ Văn Bước. Giới tính: Nam. Ngày tháng năm sinh: 23-08-1982. Nơi sinh: An Minh - Kiên Giang.Điện thoại: 0917488188. Đơn vị công tác: Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang. Địa chỉ hiện nay: Số 113, đường Trần Huy Liệu, thành phố Rạch Giá,tỉnh Kiên Giang. Tốt nghiệp Đại học ngành: Nuôi trồng thủy sản. Năm: 2005. Tại: TrườngĐại học Cần Thơ. Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành: Nuôi trồng thủy sản. Năm: 2010. Tại: TrườngĐại học Cần Thơ. Hình thức đào tạo tiến sĩ: Không tập trung. Thời gian đào tạo: 04 năm. Tên đề cương tiến sĩ: Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởngvà phát triển của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và tôm thẻ chântrắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931). Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản. Mã ngành: 9620301. Người hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Thanh Phương. Địa chỉ:Trường Đại học Cần Thơ. i LỜI CẢM TẠ Trước hết, tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS.Nguyễn Thanh Phương, GS.TS. Đỗ Thị Thanh Hương và PGS.TS. Châu TàiTảo đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợicho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành nội dung Luận án Tiến sĩ. Tôi xin gửilời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản vàKhoa Sau Đại học, Trường Đại học Cần Thơ; Thầy, Cô Bộ môn Dinh dưỡng vàChế biến Thủy sản và Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, TrườngĐại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình họctập và nghiên cứu. Cám ơn Dự án hợp tác kỹ thuật (Teachnical Cooporation)của Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên, học viên cao học đã hỗ trợ tôitrong quá trình thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị vàcác bạn nghiên cứu sinh các Khóa 2013, 2014 và 2015 đã cùng nhau gắn bó, hỗtrợ trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng xin được biết ơn sâu sắc đến gia đình,bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên tinhthần để tôi có động lực hoàn thành tốt kết quả học tập và nội dung nghiên cứucủa Luận án Tiến sĩ. Đỗ Văn Bước ii TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện với các nội dung gồm (i) khảo sát sự biếnđộng các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi tôm thâm canh, và (ii) ảnh hưởngcủa nhiệt độ và CO2 cao lên sự phát triển của tôm sú (Penaeus monodonFabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)gồm sự phát triển phôi, tỉ lệ nở, chiều dài và tỉ lệ sống của ấu trùng đến PL15,tăng trưởng và phát triển ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành. Các chỉ tiêu môi trường nước (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, CO2, độ kiềmvà độ mặn) trong ao nuôi tôm được thu thập ở 3 giai đoạn của chu kỳ nuôi gồmđầu vụ, giữa vụ và cuối vụ, tương ứng với thời điểm sau khi thả giống là 15-20ngày, 50-60 ngày và 80-90 ngày. Kết quả cho thấy ao tôm sú nhiệt độ dao động29,3-29,7ºC, pH từ 7,82-8,04, oxy hòa tan 6,65-6,75 mg/L, CO2 3,18-3,50mg/L, độ kiềm 79-102 mg/L và độ mặn 5,33-15,0‰. Ao nuôi tôm thẻ chân trắngthì nhiệt độ dao động 28,9-29,5ºC, pH 7,82-8,07, oxy hòa tan 5,33-6,08 mg/L,CO2 4,16-4,70 mg/L, độ kiềm 145-191 mg/L và độ mặn 10-11‰. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 lên tôm sú cho thấy,tỉ lệ nở cao nhất ở nhiệt độ 28oC (92,2%) và 30oC (90,3%), nhiệt độ 34oC trứngkhông nở; thời gian phát triển phôi ngắn và chiều dài ấu trùng (PL15) dài hơn ởnhiệt độ 32oC, tỉ lệ sống PL15 cao nhất ở 28oC (50,8%). Tỉ lệ nở và tỉ lệ sốngcủa tôm giảm đáng kể ở hàm lượng CO2 cao, ở hàm lượng 44-45 mg/L (tươ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: