Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng được quy trình ứng dụng ozon trong sản xuất giống cua biển để cải thiện môi trường nước ương và hạn chế mầm bệnh trong quá trình ương, nâng cao hiệu quả trong sản xuất giống cua biển. Đề tài cũng là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng của ozon lên các đối tượng giáp xác khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu sử dụng ozone trong sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain Estampador, 1949) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN VIỆT BẮC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG OZONTRONG SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN(Scylla paramamosain Estampador, 1949) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN VIỆT BẮC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG OZONTRONG SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN(Scylla paramamosain Estampador, 1949) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN GS.TS. VŨ NGỌC ÚT 2021 LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin chân thành gửi những tình cảm cao quý nhất đến đấngsinh thành của mình. Cha, mẹ và những người thân đã dồn tất cả tình cảm vàcông sức để chắt chiu nuôi dạy tôi đến ngày hôm nay, đưa tôi đến ngưỡng cửatương lai của cuộc đời. Để hoàn thành tốt luận án, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầyPGS.TS. Vũ Ngọc Út đã định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và đónggóp nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thànhluận án. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô Khoa Thủy Sản -Trường Đại học Cần Thơ đã tận tụy truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức,kinh nghiệm bổ ích, là hành trang vững chắc giúp tôi có được những phẩmchất và năng lực trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Lãnh đạo Quý Phòng, Ban vàBộ môn Nuôi trồng Thủy sản Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, đã tạođiều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn đến Ths. Nguyễn Thị Tiên Bộ môn Thủy sảnTrường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau đã giúp đỡ và tạo nhiều điều kiện chotôi có thời gian tham gia học tập và hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn đến thầy GS.TS. Trần Ngọc Hải, PGS.TS LêQuốc Việt, PGS.TS Châu Tài Tảo, Ths Hồ Thị Hoàng Oanh luôn sẵn lònggiúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn đến TS. Trần Nguyễn Duy Khoa đã luôn hếtlòng động viên, chia sẽ kinh nghiệm và giúp đở tôi trong những lúc khó khănđể hoàn thành tốt việc học tập và nghiên cứu của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên các lớp Cao đẳng Nuôi trồngThủy sản đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm của luận ánnày. Cần Thơ, tháng 5/2021 Tác giả Nguyễn Việt Bắc i TÓM TẮT Cua biển (Scylla paramamosain) là đối tượng quan trọng trong nuôitrồng thủy sản. Các giải pháp nhằm cải tiến kỹ thuật, nâng cao tỷ lệ sống cuabiển trong quá trình sản xuất giống đang được tập trung nghiên cứu. Đề tài“Nghiên cứu sử dụng ozon trong sản xuất giống cua biển (Scyllaparamamosain)” thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của ozon lên chất lượngmôi trường nước ương, chất lượng trứng và ấu trùng cua biển làm cơ sở choviệc ứng dụng ozon vào sản xuất giống cua biển. Sáu thí nghiệm được tiến hành trên cua trứng và ấu trùng cua nhằmđánh giá khả năng hòa tan và tồn lưu của ozon trong nước, các chế độ xử lýozon cho trứng và ấu trùng cua biển (nồng độ, thời gian, tần suất và giai đoạnấu trùng), cũng như hiệu quả kinh tế của quy trình sản xuất giống cua biển ứngdụng ozon. Ozon được sục trực tiếp vào bể ương với công suất máy 4g/hthông qua hệ thống khí ventuari hoặc đá bọt. Kết quả cho thấy, ở điều kiện trạisản xuất giống (độ mặn 30 ‰, pH = 8,0) thời gian ozon hòa tan và bán rã tùythuộc vào thể tích nước. Đối với trứng cua biển, xử lý ozon ở nồng độ 0,1mg/L trong thời gian 60 giây với tần suất 1 ngày/ lần sẽ giúp kiểm soát tốt mậtđộ vi khuẩn, nấm và ký sinh trong nước ương nhưng không ảnh hưởng đếnchất lượng và tỷ lệ nở của trứng với, trứng cua nở đạt 57,4% và 4,25 x 10 3 ấutrùng/g cua mẹ. Tuy nhiên, ozon ở nồng độ 0,2 – 0,5 mg/L sẽ gây bào mòn vỏtrứng cua. Trên ấu trùng cua biển, sử dụng nồng độ ozon 0,05 mg/L cho kết quảtốt nhất về chỉ số biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng. Theo đó, ấu trùng cua ởcác giai đoạn tiếp xúc với ozon 0,05 mg/L trong vòng 1h không có khác biệtvề tỷ lệ sống, nhưng sau 24h thì nồng độ từ 0,1 mg/L gây chết đáng kể so với0 - 0,05 mg/L. Ở tần suất 1 ngày/lần và nồng độ ozon 0,05 mg/L, mật độ vikhuẩn (khuẩn lạc hay CFU/mL) và vi khuẩn Vibrio tổng (CFU/mL) được kiểmsoát ở mức thấp nhất (tương ứng với 2,2 x 103 CFU/mL và 0,2 x 103CFU/mL), tỷ lệ nhiễm ký sinh thấp nhất (4,86%) và tỷ lệ dị hình 4,96%. Tuynhiên, chỉ số biến thái qua các giai đoạn (LSI) và ...