Danh mục

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 182      Loại file: docx      Dung lượng: 308.67 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Quản lý công "Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới; Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam; Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘIVỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ ANH TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ QUA BIÊN GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội - 2024BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘIVỤ2 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ ANH TUẤNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ QUA BIÊN GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến 2. PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh Hà Nội - 2024 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bấtcứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Anh Tuấn LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học, cácgiảng viên Học viện Hành chính quốc gia, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình củaPGS.TS Nguyễn Bá Chiến và PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh về nội dung vàphương pháp nghiên cứu khoa học. Tác giả luận án đã hoàn thành việcnghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống buôn bánphụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay”. Đây là đề tài mà tác giả tâmhuyết và gắn bó trong suốt quá trình công tác. Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các nhà khoahọc, các thầy cô tại Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo,Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội, đồng thời tác giả cũng trân trọngcảm ơn Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, Cục phòng, chống tệ nạn xã hộithuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng– Bộ Quốc phòng và các cơ quan ban ngành hữu quan đã hỗ trợ tạo điềukiện thuận lợi, giúp nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứuđể hoàn thành luận án này. Do các điều kiện và lý do khác nhau nên bản luận án còn có nhiềuthiếu sót nhất định, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quíbáu từ các nhà khoa học, các học giả, các cấp, các ngành có liên quan vànhững người quan tâm đến nội dung mà tác giả nghiên cứu để được tiếp thuvà vận dụng vào thực tiễn với mục tiêu đóng góp nhỏ bé của mình vàocông tác phòng, chống buôn bán phụ nữ ở Việt Nam, góp phần giữ gìn trậttự an toàn xã hội của nước ta./. Hà nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Đỗ Anh TuấnMỤCLỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBBN : BBNBBPN : BBPNBLHS : BLHSBLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựCAND : Công an nhân dânCSND : Cảnh sát nhân dânQLNN : Quản lý nhà nướcUBND : Ủy ban Nhân dânDANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Việc lựa chọn đề tài xuất phát từ những lý do chính như sau Thứ nhất, vai trò, tầm quan trọng của phòng, chống BBPN qua biên giới Đấu tranh chống BBN nói chung và BBPN nói riêng đã và đang trởthành mối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia trên thế giới. BBPN nhằmmục đích lạm dụng tình dục đã và đang trở thành một thực tế phổ biến ởnhiều nước và cả cộng đồng quốc tế. ...Trong những năm qua tình hình đưangười nhập cư bất hợp pháp và đặc biệt hoạt động buôn người nói chung vàphụ nữ nói riêng có xu hướng ngày càng phức tạp hơn. Theo báo cáo của tổchức Di cư quốc tế (IOM) cho biết hàng năm có khoảng 4 triệu người bị tộiphạm buôn bán qua biên giới ở khắp mọi nơi trên thế giới. Lợi nhuận mà tộiphạm thu được hàng năm ước tính khoảng 10 tỷ đô la Mỹ. Thực tế nguồn lợinhuận thu được từ các hoạt động phạm tội như nêu trên là đứng thứ hai saulợi nhuận thu được từ hoạt động buôn bán ma túy[Liên Hợp quốc (2010), Cácbáo cáo tham luận của các nước về phòng chống buôn người đặc biệt là phụnữ và trẻ em tại các cuộc hội thảo quốc tế do Tổ chức Liên Hiệp Quốc và khuvực ASEAN tổ chức.]. Hậu quả của những hành vi bất hợp pháp đó đã tácđộng đến tình hình chính trị, kinh tế, y tế và đặc biệt là vấn đề đạo đức xã hội;tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, chuẩn mực đạo đứcxã hội, nhân phẩm và danh dự của các nạn nhân. Đối với BBPN qua biên giớithì tính chất, mức độ càng phức tạp nghiêm trọng hơn vì phụ thuộc vào cơ chếphối hợp giải quyết giữa các quốc gia nên việc phòng, chống vi phạm tronglĩnh vực này càng khó khăn hơn. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: