Danh mục

Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn ở thành phố Huế bằng công cụ đánh giá vòng đời (LCA)

Số trang: 180      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.25 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn ở thành phố Huế bằng công cụ đánh giá vòng đời (LCA)" nhằm nghiên cứu đặc điểm thành phần và tính chất của CTR phát sinh tại thành phố Huế; Nghiên cứu phương thức quản lý, phương pháp vận hành hệ thống QLCTR ở thành phố Huế; Xây dựng các kịch bản QLCTR khác nhau áp dụng cho thành phố Huế dựa trên các dữ liệu khảo sát, các xu hướng phát triển của phương pháp xử lý CTR.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn ở thành phố Huế bằng công cụ đánh giá vòng đời (LCA) ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN NGỌC TUẤNTỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ HUẾ BẰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI (LCA) LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUẾ, NĂM 2023 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN NGỌC TUẤNTỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ HUẾ BẰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI (LCA) Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Mã số: 9 85 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN THĂNG HUẾ - NĂM 2023 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiệntại Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế dưới sự hướngdẫn khoa học của PGS.TS. Lê Văn Thăng. Các kết quả của luận án là trung thực vàchưa được bất cứ ai công bố ở bất cứ công trình nào khác. Huế, tháng 5 năm 2023 Tác giả luận án Trần Ngọc Tuấn i LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầygiáo, PGS.TS. Lê Văn Thăng đã luôn dành nhiều tâm sức, trí tuệ để hướng dẫn, giúpđỡ tác giả hoàn thành luận án tiến sĩ. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm, thầy cô và cán bộ Khoa Địalý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện để tác giảhoàn thành được luận án này. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn lãnh đạo, đồng nghiệp Khoa Môi trường,trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã luôn động viên, hỗ trợ, góp ý và tạo điềukiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, người thânvà bạn bè đã luôn quan tâm, khích lệ, động viên tác giả và là nguồn động lực to lớnđể tác giả hoàn thành luận án này. Huế, tháng 5 năm 2023 Tác giả luận án Trần Ngọc Tuấn ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTBCL : Bãi chôn lấpBVMT : Bảo vệ môi trườngCTR : Chất thải rắnCTRSH : Chất thải rắn sinh hoạtCTRĐT : Chất thải rắn đô thịCTRNH : Chất thải rắn nguy hạiHEPCO : Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị HuếIPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậuKNK : Khí nhà kínhLCA : Life Cycle Assessment - Đánh giá vòng đờiLCI : Life Cycle Inventory – Kiểm kê vòng đờiLCIA : Life Cycle Impact Assessment - Đánh giá tác động vòng đờiQLCTR : Quản lý chất thải rắnQLTHCTR : Quản lý tổng hợp chất thải rắnTN&MT : Tài nguyên và Môi trườngUBND : Ủy ban nhân dânUS EPA : U.S. Environmental Protection Agency - Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ iii MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁNLoại tác động (Impact categories): Loại tác động đại diện cho vấn đề môi trườngđược quan tâm mà kết quả kiểm kê vòng đời hướng đến, IMPACT 2002+ có 15 loạitác động và mỗi loại tác động có một đơn vị khác nhau, ví dụ như Độc tính gây ungthư (kg C2H3Cl-eq), Bệnh hô hấp do chất vô cơ (kg PM2.5-eq),…Hệ số đặc tính (Characterization factor): Hệ số được lấy từ một mô hình đặc tính ápdụng để chuyển đổi một kết quả phân tích kiểm kê vòng đời thành đơn vị chung củachỉ thị loại tác động.Loại điểm giữa (Midpoint categoies): Là sự phân chia loại tác động tại vị trí trunggian giữa kết quả kiểm kê vòng đời và loại thiệt hại, IMPACT 2002+ có 15 giá trị tácđộng điểm giữa.Loại thiệt hại (Damage categories): Danh sách các thiệt hại và được tính bằng tổngđiểm từ các loại điểm giữa, đối với IMPACT 2002+ có 4 loại thiệt hại: Sức khỏe conngười (DALY), chất lượng hệ sinh thái (PDF*m2*yr), biến đổi khí hậu (kg CO 2-eq)và các tài nguyên (MJ).Chất thải rắn đô thị (được sử dụng trong nghiên cứu này): Là toàn bộ CTR đượcHEPCO thu gom vận chuyển, xử lý nhưng không bao gồm bùn thải, rác thải xâydựng, CTR y tế, công nghiệp nguy hại.Tối ưu về môi trường: Trong nghiên cứu này tối ưu về môi trường được hiểu là ít gâytác động môi trường nhất, thể hiện qua tổng điểm các loại thiệt hại từ kết quả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: