Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa
Số trang: 215
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.90 MB
Lượt xem: 92
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững du lịch; Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ THỊ CHÂU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÀ NẴNG - 2021 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ THỊ CHÂU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN TS. PHAN THỊ DUNG ĐÀ NẴNG - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án tiến sĩ: “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu sơ cấp, thứ cấp, trích dẫn tài liệu tham khảo trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực, kết quả nghiên cứu này chưa được ai công bố. Nghiên cứu sinh thực hiện luận án (Ký và ghi rõ họ tên) i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu Luận án “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng để hoàn thành luận án này. Luận án là công trình nghiên cứu của bản thân với tất cả sự nỗ lực, nhiệt huyết và sự hỗ trợ, quan tâm giúp đỡ chân thành của quý Thầy Cô trong suốt thời gian qua. Với tình cảm chân thành ấy, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, quý Thầy giáo, Cô giáo tham gia giảng dạy của Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến Thầy GS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Cô TS. Phan Thị Dung – là những nhà khoa học tuyệt vời đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Qúy Lãnh đạo các Sở ban ngành, các nhà quản lý, những nhà nghiên cứu khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo trường, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận án trong suốt thời gian qua. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, cổ vũ, khích lệ và tận tâm giúp đỡ để tôi an tâm nghiên cứu hoàn thành luận án. Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu, song có thể còn có những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là vận dụng lý luận và thực tiễn phát triển bền vững du lịch trên thế giới để đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp định lượng, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích và tổng hợp để trình bày các kết quả một cách có hệ thống về hoạt động du lịch tại Khánh Hòa. Kết quả thống kê, phân tích thực trạng chỉ ra hạn chế và nguyên nhân là cơ sở đề xuất giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới. Nghiên cứu đã vận dụng phương pháp chuyên gia xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của du lịch. Kết quả phân tích đánh giá đã cho thấy những chỉ tiêu tương đồng thể hiện được tính bền vững của du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua theo từng góc độ. Cụ thể, theo góc độ kinh tế, kết quả đạt được thông qua một số điểm nổi bật như: (1) Tốc độ tăng trưởng lượt khách trong và ngoài nước cũng như doanh thu tăng đều liên tục qua các năm cho thấy mức độ phát triển lâu dài và ổn định, (2) Mức độ đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách địa phương, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng địa phương, (3) Thu hút được nhiều nhà đầu từ vào phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch với chất lượng và tầm ảnh hưởng quốc tế. Theo góc độ xã hội, kết quả đạt được đó là (1) Đã thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch và tạo cơ hội cho du lịch được phát triển hướng đến tính bền vững; (2) Đã chú trọng hơn đến công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, phát huy giá trị văn hóa của địa phương nhằm hỗ trợ du lịch phát triển bền vững. Dưới góc độ môi trường, môi trường du lịch Khánh Hòa vẫn được đánh giá đang trong ngưỡng quy định, tuy nhiên trước những tác động đã và đang có nguy cơ tổn hại đến môi trường sinh thái, các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch cũng như du khách và cộng động địa phương phải luôn có ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường vì một mục tiêu PTBV du lịch. iii Đồng thời phát triển du lịch Khánh Hòa vẫn còn một số hạn chế như, (1) Cơ cấu nguồn khách chưa đa dạng, (2) Thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách thấp, (3) Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, (4) Số lượng lao động thiếu, chất lượng lao động còn thấp, (5) Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch còn hạn chế, (6) Môi trường du lịch chưa thực sự đảm bảo. Kết quả nghiên cứu cho phép tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa như: (1) Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, (2) Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, (3) Tạo nguồn khách ổn định và bền vững, (4) Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng, (5) Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ THỊ CHÂU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÀ NẴNG - 2021 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ THỊ CHÂU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN TS. PHAN THỊ DUNG ĐÀ NẴNG - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án tiến sĩ: “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu sơ cấp, thứ cấp, trích dẫn tài liệu tham khảo trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực, kết quả nghiên cứu này chưa được ai công bố. Nghiên cứu sinh thực hiện luận án (Ký và ghi rõ họ tên) i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu Luận án “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng để hoàn thành luận án này. Luận án là công trình nghiên cứu của bản thân với tất cả sự nỗ lực, nhiệt huyết và sự hỗ trợ, quan tâm giúp đỡ chân thành của quý Thầy Cô trong suốt thời gian qua. Với tình cảm chân thành ấy, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, quý Thầy giáo, Cô giáo tham gia giảng dạy của Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến Thầy GS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Cô TS. Phan Thị Dung – là những nhà khoa học tuyệt vời đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Qúy Lãnh đạo các Sở ban ngành, các nhà quản lý, những nhà nghiên cứu khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo trường, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận án trong suốt thời gian qua. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, cổ vũ, khích lệ và tận tâm giúp đỡ để tôi an tâm nghiên cứu hoàn thành luận án. Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu, song có thể còn có những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là vận dụng lý luận và thực tiễn phát triển bền vững du lịch trên thế giới để đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp định lượng, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích và tổng hợp để trình bày các kết quả một cách có hệ thống về hoạt động du lịch tại Khánh Hòa. Kết quả thống kê, phân tích thực trạng chỉ ra hạn chế và nguyên nhân là cơ sở đề xuất giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới. Nghiên cứu đã vận dụng phương pháp chuyên gia xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của du lịch. Kết quả phân tích đánh giá đã cho thấy những chỉ tiêu tương đồng thể hiện được tính bền vững của du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua theo từng góc độ. Cụ thể, theo góc độ kinh tế, kết quả đạt được thông qua một số điểm nổi bật như: (1) Tốc độ tăng trưởng lượt khách trong và ngoài nước cũng như doanh thu tăng đều liên tục qua các năm cho thấy mức độ phát triển lâu dài và ổn định, (2) Mức độ đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách địa phương, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng địa phương, (3) Thu hút được nhiều nhà đầu từ vào phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch với chất lượng và tầm ảnh hưởng quốc tế. Theo góc độ xã hội, kết quả đạt được đó là (1) Đã thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch và tạo cơ hội cho du lịch được phát triển hướng đến tính bền vững; (2) Đã chú trọng hơn đến công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, phát huy giá trị văn hóa của địa phương nhằm hỗ trợ du lịch phát triển bền vững. Dưới góc độ môi trường, môi trường du lịch Khánh Hòa vẫn được đánh giá đang trong ngưỡng quy định, tuy nhiên trước những tác động đã và đang có nguy cơ tổn hại đến môi trường sinh thái, các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch cũng như du khách và cộng động địa phương phải luôn có ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường vì một mục tiêu PTBV du lịch. iii Đồng thời phát triển du lịch Khánh Hòa vẫn còn một số hạn chế như, (1) Cơ cấu nguồn khách chưa đa dạng, (2) Thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách thấp, (3) Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, (4) Số lượng lao động thiếu, chất lượng lao động còn thấp, (5) Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch còn hạn chế, (6) Môi trường du lịch chưa thực sự đảm bảo. Kết quả nghiên cứu cho phép tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa như: (1) Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, (2) Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, (3) Tạo nguồn khách ổn định và bền vững, (4) Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng, (5) Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh Phát triển bền vững du lịch Du lịch tỉnh Khánh Hòa Hoạt động dịch vụ du lịch Khai thác tài nguyên du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 496 0 0
-
205 trang 431 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 335 0 0
-
206 trang 305 2 0
-
228 trang 272 0 0
-
32 trang 230 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 226 0 0 -
208 trang 219 0 0
-
27 trang 199 0 0