Danh mục

Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus (NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 242      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.80 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là thu thập, phân lập và tuyển chọn được chủng virus NPV cho hiệu quả cao đối với sâu ăn tạp và sâu xanh da láng tại ĐBSCL. Xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm sinh học NPV dạng lỏng và dạng khô trong điều kiện phòng thí nghiệm. Ứng dụng được chế phẩm sinh học NPV trong quản lý sâu ăn tạp (SAT) và sâu xanh da láng (SXDL) trên đồng ruộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus (NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRỊNH THỊ XUÂNNGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH VÀ HIỆU QUẢ PHÒNGTRỪ CỦA Nucleopolyhedrosis virus (NPV) TRÊN SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura Fabr.) VÀ SÂU XANH DA LÁNG (Spodoptera exigua Hubn.) TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRỊNH THỊ XUÂNNGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH VÀ HIỆU QUẢ PHÒNGTRỪ CỦA Nucleopolyhedrosis virus (NPV) TRÊN SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura Fabr.) VÀ SÂU XANH DA LÁNG (Spodoptera exigua Hubn.) TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số ngành: 9 62 01 12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN VĂN HAI 2018i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, trước hết cho phép tôi được bày tỏ lòng kínhtrọng và biết ơn sâu sắc tới: PGS. TS. Trần Văn Hai đã tận tình hướng dẫn, động viên trong lúc gặpkhó khăn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện côngtrình nghiên cứu. PGS. TS. Lê Văn Vàng và TS. Ngô Lực Cường đã hướng dẫn thực hiệncác chuyên đề trong luận án. Xin gửi lời đặc biệt cám ơn quý Thầy, Cô và các anh chị trong Bộ mônBảo vệ Thực vật, những người đã giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡcho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm KhoaNông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, Sở khoa học vàcông nghệ tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp một phầnnguồn kinh phí trong quá trình thực hiện luận án. Phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học bộ môn Bảo vệ thực vật - KhoaNông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử - việnCông nghệ Sinh học, trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện và giúp đỡthực hiện các thí nghiệm có liên quan đến luận án. Các anh chị em: Lê Thị Ngọc Xuân, Châu Nguyễn Quốc Khánh, DươngThu Nhi, Trương Thanh Xuân Liên, Trần Thanh Văn, Nguyễn Huỳnh Hoa Lý,Trương Thành Quân, Nguyễn Thế Ngoan Vinh, Trương Thành Nhân, Từ NgọcThiện, Nguyễn Thị Cẩm Tú ở các khóa Cao học và Đại học chuyên ngành Bảovệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ thựchiện một số nội dung nghiên cứu có liên quan đến luận án. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình và bạn bè đồng nghiệp gần xa đãđộng viên khuyến khích, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận ánnày. Trịnh Thị Xuân ii TÓM TẮT Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus(NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng(Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng Sông Cửu Long được thực hiện từnăm 2013 đến 2017. Mục tiêu của luận án là thu thập, phân lập và tuyển chọnđược chủng virus NPV cho hiệu quả cao đối với sâu ăn tạp và sâu xanh daláng tại ĐBSCL, đồng thời xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm sinh họcNPV (dạng khô và lỏng) để ứng dụng trong quản lý sâu ăn tạp và sâu xanh daláng ngoài đồng ruộng. Kết quả cũng nhằm thiết lập được cơ sở dữ liệu chocác chủng virus bản địa, cung cấp thông tin cơ bản cần thiết để chọn lựa chủngvirus có độc tính cao sử dụng trong phòng trừ dịch hại cây trồng. Bằng phương pháp quan sát triệu chứng gây bệnh, hình thái thể vùi vàsinh học phân tử (giải trình tự gen), đề tài đã thu thập, định danh được 43chủng SpltNPV (Spodoptera litura nucleopolyhedrovirus) trên sâu ăn tạp(Spodoptera litura) và 20 chủng virus SeNPV (Spodoptera exiguanucleopolyhedrovirus) gây bệnh trên sâu xanh da láng (Spodoptera exigua).Quan sát triê ̣u chứng cho thấ y sâu nhiễm bệnh sẽ di chuyể n châ ̣m cha ̣p cho tớibấ t đô ̣ng, ngừng ăn, cơ thể đổ i màu (trắng, đen hoặc nâu), da mềm rấ t dễ vỡ.Dưới kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi điện tử quan sát thể vùi códạng góc cạnh, hình đa giác, kích thước trung bình 1,459 ± 0,26 μm(SpltNPV) và 1,245 ± 0,17 μm (SeNPV). Kết quả thực hiện PCR với cặp mồiPSF002 và PER001 để dò tìm gene polh và giải trình tự cho thấy chủng virusSpltNPV và SeNPV thu thập được có tỷ lệ tương đồng với virus SpltNPV vàSeNPV trên ngân hàng GenBank dao động từ 95-97%. Kết quả thí nghiệm xác định độc lực của các chủng virus SpltNPV vàSeNPV cho thấy đã tuyển chọn được 9 virus SpltNPV hiệu quả cao tại chíntỉnh ĐBSCL là SpltNPV-VL2, SpltNPV-TG1, SpltNPV-TV1, SpltNPV-AG1,SpltNPV-CT4, SpltNPV-ĐT8, SpltNPV-HG7, SpltNPV-LA2 và SpltNPV-ST1 và4 chủng SeNPV là SeNPV-VL5, SeNPV-CT3, SeNPV-ĐT2 và SeNPV-AG1 cóhiệu lực gây chết sâu cao đạt 82-100% sau 7 ngày xử lý. Bên cạnh đó, virusSpltNPV không có khả năng lây nhiễm chéo cho sâu xanh da láng và ngượclại. Kết quả xác định chất phụ gia trong quy trình sản xuất chế phẩm virusNPV cho thấy acid boric nồng độ 1% khi phối trộn với virus NPV (bao gồmSpltNPV và SeNPV) mang lại hiệu quả đạt 92,3 – 100% sau 7 ngày lây nhiễm.Thời gian bảo quản của chế phẩm virus SpltNPV và SeNPV ở dạng khô trongđiều kiện 40C sau 8 tháng cho hiệu quả phòng trừ sâu trên 56%. iii Kết quả thí nghiệm ngoài đồng tại huyện Châu Thành và Phụng Hiệp(Hậu Giang) cho thấy khi sử dụng chế phẩm SpltNPV ở dạng lỏng hoặc khôvới 2-3 lần phun để phòng trị sâu ăn tạp gây hại cả làm dưa và cải bắp manglại hiệu quả phòng trị từ 70,9 đến 9 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: