Danh mục

Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy hydrocarbon dầu mỏ của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học phân lập tại Việt Nam

Số trang: 134      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.41 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Sinh học "Nghiên cứu khả năng phân hủy hydrocarbon dầu mỏ của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học phân lập tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tuyển chọn một số chủng VKTQH có khả năng tạo màng sinh học và phân huỷ hydrocarbon dầu mỏ tốt; Nghiên cứu một số các điều kiện lý hóa như pH, nhiệt độ, nồng độ muối ảnh hưởng tới khả năng tạo màng sinh học của các chủng được lựa chọn; Đánh giá hiệu suất phân hủy một số thành phần hydrocarbon dầu mỏ bởi màng sinh học đơn chủng/ đa chủng gắn trên giá thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy hydrocarbon dầu mỏ của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học phân lập tại Việt Nam i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÂN HỦY HYDROCARBON DẦU MỎ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN TÍA QUANG HỢP TẠO MÀNG SINH HỌC PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2022 ii VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ……..….***………… NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÂN HỦY HYDROCARBON DẦU MỎ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN TÍA QUANG HỢP TẠO MÀNG SINH HỌC PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 9 42 01 07 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Thị Nhi Công 2. PGS.TS. Đồng Văn Quyền Hà Nội – 2022 iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Nhi Công - Trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường và PGS.TS. Đồng Văn Quyền, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và những kinh nghiệm qúy báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Thị Liên và toàn thể các anh, chị cán bộ nhân viên phòng CNSH môi trường Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học, Ban lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ đã tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu trong suốt những năm qua. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn chuyên viên Bùi Thị Hải Hà phụ trách đào tạo của Viện Công nghệ sinh học và chuyên viên Nguyễn Thị Minh Tâm phòng Đào tạo, Học viện Khoa học và Công nghệ đã giúp đỡ tôi hoàn thành những thủ tục cần thiết trong suốt quá trình nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quỹ Nghiên cứu cơ bản cấp Nhà nước (Nafosted) đã cấp kinh phí cho nhóm nghiên cứu. Trong thời gian qua, tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi từ trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 nơi tôi đang công tác, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình cũng như những đóng góp quý báu của các bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết đã luôn bên cạnh động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Thị Minh Nguyệt iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của tôi và một số kết quả cùng cộng tác với các cộng sự khác; Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, một phần đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành với sự đồng ý và cho phép của các đồng tác giả; Phần còn lại chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn, các tài liệu trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Thị Minh Nguyệt v MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Một số đặc điểm sinh học cơ bản của vi khuẩn tía quang hợp . 3 1.1.1. Giới thiệu chung về vi khuẩn tía quang hợp ................................... 3 1.2.2. Sinh thái học của vi khuẩn tía quang hợp ....................................... 3 1.2.3. Đa dạng vi khuẩn tía quang hợp ..................................................... 4 1.2.4. Đặc điểm của bộ máy quang hợp .................................................... 9 1.2.5. Dinh dưỡng carbon.......................................................................... 12 1.2. Ứng dụng của vi khuẩn tía quang hợp để phân hủy hydrocarbon dầu mỏ ..................................................................... 13 1.2.1. Tính độc của hydrocarbon dầu mỏ .................................................. 13 1.2.2. Các phương pháp xử lý ô nhiễm dầu mỏ ......................................... 18 1.2.3. Ứng dụng của vi khuẩn tía quang hợp để phân hủy hydrocarbon dầu mỏ ............................................................................................. 22 1.3. Vi sinh vật có khả năn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: