Luận án Tiến sĩ: Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 815.44 KB
Lượt xem: 2
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập; Cơ sở lý luận về tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập; Thiết kế và phương pháp nghiên cứu; Kết quả đánh giá tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam; Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị, giải pháp nâng cao kết quả đào tạo tại các trường Đại học công lập ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ: Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ LIÊNTÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU VÀ MỨC CHI TIÊU TÀI CHÍNH ĐẾN KẾT QUẢ ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội, 2021 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu TS. Trần Thị Vân Anh Phản biện 1: Phản biện 2:Nguyễn Chí Thành Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Vào hồi ... giờ ...., ngày .... tháng .... năm 2021Có thể tìm hiểu luận án tại: – Thư viện Quốc gia – Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu chung của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡngnhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế (Luật Giáo dụcđại học sửa đổi, 2018). Sự tăng trưởng và phát triển của giáo dục đại học phụ thuộc vào hiệuquả quản lý tài chính của các trường đại học. Quản lý tài chính liên quan đến quyết định củatổ chức về cách tạo nguồn quỹ, kiểm soát các nguồn tài chính thông qua kiểm soát tài chính,phân bổ nguồn tài chính và các biện pháp giải trình trách nhiệm (Munge và các cộng sự,2016). Mục đích chính của quản lý tài chính là đảm bảo nguồn vốn có được sử dụng hiệuquả nhất nhằm đạt được các mục tiêu của trường Đại học (Ogbonnaya, 2000). Những tháchthức mà các trường phải đối mặt trong quản lý tài chính gồm: thiếu năng lực trong mua sắm,kiểm toán không đầy đủ và không thường xuyên, thiếu tài liệu và hồ sơ kế toán và không cókhả năng lập báo cáo tài chính cuối năm (Magak, 2013). Trên thế giới, đã có nhiều học giả nghiên cứu các vấn đề khác nhau liên quan tới quảnlý, chi tiêu tài chính của các trường học, cũng như tác động của quản lý tài chính tới hiệuquả hoạt động và chất lượng đào tạo của nhà trường cụ thể là thành tích của sinh viên(Cobb-Clark and Jha, 2016; Munge, 2016; Yunas, 2014; Afana và các cộng sự, 2013;Mutua, 2013). Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về tài chính trong giáo dụcđại học ví dụ như nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính, quản lý tài chính, cơ chế tài chínhcho khoa học và công nghệ, cơ chế chi ngân sách (Đặng Thị Minh Hiền, 2016; Nguyễn ThuHương, 2014; Trần Đức Cân, 2012; Vũ Thị Thanh Thủy, 2012). Tuy nhiên, các nghiên cứunày chủ yếu tập trung vào các hoạt động tài chính hơn là đánh giá tác động của nó đối vớiviệc nâng cao chất lượng đào tạo. Dường như chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động định lượng của cơ cấu và mứcchi tiêu đến kết quả đào tạo của sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu về “Tác động của cơ cấu vàmức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường Đại học công lập ở Việt Nam”đặc biệt quan trọng giúp cung cấp các bằng chứng định lượng cho việc xem xét tác động củacơ cấu và mức chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo. Trên cơ sở đó các trường công lập xácđịnh được các khoản chi tiêu ưu tiên và đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu hóa cơ cấu chi tiêunhằm nâng cao kết quả đào tạo sinh viên.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tác động của mức cơ cấu và mức chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập tại Việt Nam - Đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập tại Việt Nam2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập; - Đánh giá thực trạng cơ cấu, mức chi tiêu tài chính và kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam; - Xây dựng mô hình đánh giá tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo; - Đánh giá tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo sinh viên tại các trường đại học công lập tại Việt Nam; 1 - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập tại Việt Nam.3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng cơ cấu chi tiêu, mức chi tiêu và kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Cần sử dụng mô hình gì để đánh giá tác động của cơ cấu và mức chi tiêu đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam? - Thực trạng tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam là như thế nào? - Cần có giải pháp gì để góp phần nâng cao kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập?4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động cơ cấu và mức chi tiêu đến kết quả đàotạo tại các trường đại học công lập4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: luận án nghiên cứu thực trạng cơ cấu chi tiêu, mức chi tiêu và kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017, trong đó một số dữ liệu liên quan tới phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam được phân tích trong giai đoạn 2010-2019. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm góp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ: Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ LIÊNTÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU VÀ MỨC CHI TIÊU TÀI CHÍNH ĐẾN KẾT QUẢ ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội, 2021 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu TS. Trần Thị Vân Anh Phản biện 1: Phản biện 2:Nguyễn Chí Thành Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Vào hồi ... giờ ...., ngày .... tháng .... năm 2021Có thể tìm hiểu luận án tại: – Thư viện Quốc gia – Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu chung của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡngnhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế (Luật Giáo dụcđại học sửa đổi, 2018). Sự tăng trưởng và phát triển của giáo dục đại học phụ thuộc vào hiệuquả quản lý tài chính của các trường đại học. Quản lý tài chính liên quan đến quyết định củatổ chức về cách tạo nguồn quỹ, kiểm soát các nguồn tài chính thông qua kiểm soát tài chính,phân bổ nguồn tài chính và các biện pháp giải trình trách nhiệm (Munge và các cộng sự,2016). Mục đích chính của quản lý tài chính là đảm bảo nguồn vốn có được sử dụng hiệuquả nhất nhằm đạt được các mục tiêu của trường Đại học (Ogbonnaya, 2000). Những tháchthức mà các trường phải đối mặt trong quản lý tài chính gồm: thiếu năng lực trong mua sắm,kiểm toán không đầy đủ và không thường xuyên, thiếu tài liệu và hồ sơ kế toán và không cókhả năng lập báo cáo tài chính cuối năm (Magak, 2013). Trên thế giới, đã có nhiều học giả nghiên cứu các vấn đề khác nhau liên quan tới quảnlý, chi tiêu tài chính của các trường học, cũng như tác động của quản lý tài chính tới hiệuquả hoạt động và chất lượng đào tạo của nhà trường cụ thể là thành tích của sinh viên(Cobb-Clark and Jha, 2016; Munge, 2016; Yunas, 2014; Afana và các cộng sự, 2013;Mutua, 2013). Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về tài chính trong giáo dụcđại học ví dụ như nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính, quản lý tài chính, cơ chế tài chínhcho khoa học và công nghệ, cơ chế chi ngân sách (Đặng Thị Minh Hiền, 2016; Nguyễn ThuHương, 2014; Trần Đức Cân, 2012; Vũ Thị Thanh Thủy, 2012). Tuy nhiên, các nghiên cứunày chủ yếu tập trung vào các hoạt động tài chính hơn là đánh giá tác động của nó đối vớiviệc nâng cao chất lượng đào tạo. Dường như chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động định lượng của cơ cấu và mứcchi tiêu đến kết quả đào tạo của sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu về “Tác động của cơ cấu vàmức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường Đại học công lập ở Việt Nam”đặc biệt quan trọng giúp cung cấp các bằng chứng định lượng cho việc xem xét tác động củacơ cấu và mức chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo. Trên cơ sở đó các trường công lập xácđịnh được các khoản chi tiêu ưu tiên và đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu hóa cơ cấu chi tiêunhằm nâng cao kết quả đào tạo sinh viên.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tác động của mức cơ cấu và mức chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập tại Việt Nam - Đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập tại Việt Nam2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập; - Đánh giá thực trạng cơ cấu, mức chi tiêu tài chính và kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam; - Xây dựng mô hình đánh giá tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo; - Đánh giá tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo sinh viên tại các trường đại học công lập tại Việt Nam; 1 - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập tại Việt Nam.3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng cơ cấu chi tiêu, mức chi tiêu và kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Cần sử dụng mô hình gì để đánh giá tác động của cơ cấu và mức chi tiêu đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam? - Thực trạng tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam là như thế nào? - Cần có giải pháp gì để góp phần nâng cao kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập?4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động cơ cấu và mức chi tiêu đến kết quả đàotạo tại các trường đại học công lập4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: luận án nghiên cứu thực trạng cơ cấu chi tiêu, mức chi tiêu và kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017, trong đó một số dữ liệu liên quan tới phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam được phân tích trong giai đoạn 2010-2019. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm góp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Mức chi tiêu tài chính Quản lý tài chính trường đại học Hạch toán kế toán Cơ chế tự chủ tài chínhTài liệu liên quan:
-
205 trang 438 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 392 1 0 -
174 trang 352 0 0
-
206 trang 310 2 0
-
228 trang 275 0 0
-
32 trang 242 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 239 0 0 -
208 trang 225 0 0
-
27 trang 218 0 0
-
27 trang 205 0 0