Danh mục

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 314      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.46 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 314,000 VND Tải xuống file đầy đủ (314 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng "Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại; Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng và các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam; Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN CHÍ CHINH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN CHÍ CHINH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Nguyễn Thị Nhung TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 1 NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án với đề tài “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” chưa từng được trình nộp để lấy học vị tại bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô PGS., TS. Nguyễn Thị Nhung. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, đề tài không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu đã được công bố hoặc đã được công nhận trước đây, ngoại trừ những nội dung trích dẫn đã được ghi rõ nguồn và được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 01 năm 2022 Người cam đoan Trần Chí Chinh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tham gia học lớp nghiên cứu sinh khóa XIX tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, tôi đã tiếp thu được nhiều ý tưởng, phương pháp nghiên cứu, kiến thức về kinh tế nói chung, tài chính – ngân hàng nói riêng. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô, cán bộ, nhân viên của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập, nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô PGS., TS. Nguyễn Thị Nhung, người đã định hướng, góp ý về phương pháp, nội dung nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt luận án với đề tài “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp và bạn bè, những người luôn hỗ trợ, khích lệ tôi trong việc học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình tôi, trong suốt thời gian qua, gia đình luôn động viên và tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện tốt việc học tập, nghiên cứu. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 01 năm 2022 Người viết Trần Chí Chinh TÓM TẮT LUẬN ÁN Trước bối cảnh các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang trong quá trình cơ cấu lại căn bản và toàn diện hoạt động kinh doanh ngân hàng; trong đó, đối với quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) đòi hỏi các NHTM Việt Nam cũng cần phải có sự đổi mới toàn diện, đặc biệt là sự đổi mới được tiếp cận dựa trên các chuẩn mực của Hiệp ước an toàn vốn Basel II và Basel III. Sự xuất hiện của phái sinh tín dụng (PSTD), không chỉ cung cấp thêm cho các NHTM công cụ mới để đầu tư, phòng ngừa RRTD, giảm thiểu RRTD tập trung hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay; sự xuất hiện của PSTD còn tạo ra cơ chế mới để quản trị chủ động đối với RRTD. Thực tế các NHTM Việt Nam đã sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD bắt đầu từ năm 2006, nhưng đến hiện nay việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Với mục tiêu nghiên cứu của luận án, đó là phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, Nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp lý thuyết nền (Grounded theory/GT). Về dữ liệu, NCS sử dụng kết hợp ba loại dữ liệu là dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu 11 chuyên gia là lãnh đạo của 11 NHTM Việt Nam. Về thủ tục phân tích dữ liệu, bên cạnh phương pháp phân tích thống kê so sánh, NCS còn áp dụng thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai. Ngoài việc phản ánh thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, kết quả nghiên cứu của luận án đã hình thành được mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam – bao gồm năm điều kiện với 12 biến quan sát; đồng thời đưa ra được các tiêu chí đánh giá về mặt định tính đối với sự đáp ứng của từng biến quan sát thông qua các dấu hiệu nhận diện. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra kết quả phân tích, đánh giá sự hoàn thiện về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; đồng thời đề xuất bốn nhóm giải pháp và hai kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. DISSERTATION SUMMARY In the context of Vietnamese commercial banks are in the process of fundamental and comprehensive restructuring of banking business; In which, for credit risk management, Vietnamese commercial banks also need to have a comprehensive innovation, especially innovation based on the standards of Basel II and Basel III. The emergence of credit derivatives not only provides commercial banks with n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: