Danh mục

Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý - Trần

Số trang: 176      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.57 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 176,000 VND Tải xuống file đầy đủ (176 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án làm rõ nội dung của nhân sinh quan Phật giáo thời Lý-Trần, sự phát triển của tư tưởng chính trị thời kỳ này và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị Việt Nam thời Lý - Trần. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý - TrầnVIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘINGUYỄN LAN ANHNHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNGCỦA NÓ ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦNLUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌCHÀ NỘI - 20161VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘINguyễn Lan AnhNHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNGCỦA NÓ ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦNChuyên ngành: Triết họcMã số: 62 22 03 01LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG THỊ THƠHÀ NỘI-20162Lời cam đoanTôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kếtluận nêu trong luận án là trung thực, cónguồn gốc rõ ràng và chưa từng được aicông bố trong bất cứ một công trình khoahọc nào.Người cam đoanNguyễn Lan Anh3MỤC LỤCMỞ ĐẦU…………………………..………………………………..........................1NỘI DUNG…………………………………………………………........................7Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……………………...……......…............................71.1. Nhóm tài liệu và công trình về nhân sinh quan Phật giáo, nhân sinh quanPhật giáo Lý-Trần ……………………….…..….................…...............................71.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời Lý-Trần…............151.3. Nhóm tư liệu, công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quanPhật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần……………….............................211.4. Những vấn đề được kế thừa và phát triển mới trong luận án…...…............26Chương 2: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬTGIÁO THỜI LÝ-TRẦN …………………………….......….....................................302.1. Nhân sinh quan Phật giáo……....…...….............……...……….….................302.2. Nhân sinh quan Phật giáo thời Lý – Trần…….....…………….....................48Chương 3: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN VÀ CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG……………………………................................................................713.1. Tư tưởng chính trị thời Lý – Trần ………………………………..…............713.2. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần….....92Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN TƯTƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI VĂNHÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY………......….......................................1104.1. Một số ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trịthời Lý-Trần…………………………………………..……....…….......................1114.2. Đánh giá về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tưtưởng chính trị thời Lý-Trần và ý nghĩ của nó trong việc xây dựng văn hóachính trị ở Việt Nam hiện nay………………………………………………...…..135KẾT LUẬN……..………..…………………………………....…............................152DANH M C CÁC C NG TR NH ĐÃ C NG Ố …..………………................... 155DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………..........156PH L C………………………………………………………..…………............. 1664MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiPhật giáo ở hai triều đại Lý-Trần không thuần tuý chỉ là một bộ phậncủa ý thức xã hội, nó không đứng độc lập bên ngoài chính trị, mà qua tinhthần khoan dung, nhân đạo nó tác động không nhỏ đến nhiều chủ trương,chính sách của triều đình và hoạt động xã hội của các nhà chính trị. Phật giáothực sự đã góp phần tạo nên một nền chính trị từ bi, nhân văn của thời LýTrần. Có lẽ chính điều này đã khởi nguồn cho chính sách thân dân, dân chủ,mà qua đó triều đình có thể tập hợp được sức người, sức của toàn dân phụcvụ cho công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Lập nên nhữngchiến công vang dội và mở ra một thời đại vàng son trong lịch sử. Vì vậy, dùkhông phải là một học thuyết chính trị, nhưng vượt qua cả Nho giáo – hệ tưtưởng chuyên bàn về chính trị-xã hội, nhân sinh quan Phật giáo ở thời LýTrần đã phát huy được những ưu điểm và lợi thế của mình để trở thành sứcmạnh tinh thần hỗ trợ tích cựcđối với nền chính trị.Có thể nói, việc chọn lựa tư tưởng nào làm chủ đạo ở mỗi thời kỳ đềucó nguyên do nhất định, mà nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất phải kể đếnlà do yêu cầu của thực tiễn chính trị, xã hội. Ở Việt Nam giai đoạn thế kỷ Xđến XIV, dù Nho giáo đã xuất hiện và bắt đầu được tạo điều kiện phát triển,nhưng nhiều vị vua trị vì thời kỳ này vẫnđề cao Phật giáo, trên cơ sở kết hợpvới Nho giáo nhằm nâng cao hiệu quả trị quốc của bộ máy nhà nước trungương tập quyềntronggiai đoạn lịch sử lúc đó.Tuy nhiên, có nhiều ý kiến chorằng, thành tích vĩ đại của thời Lý-Trần không phải là của Phật giáo mà làcủa Nho giáo, bởi trong những hệ tư tưởng xuất hiện ở thời Lý-Trần(NhoĐạo-Phật) thì Nho giáo mới thực sự là hệ tư tưởng chuyên bàn về chính trịxã hội. Song lại cókiến khác cho rằng, trong “thời kỳ Đại Việt thứ nhất –thời kỳ Lý-Trần – là thời kỳ tam giáo với tính trội thuộc về Phật giáo, tuyPhật giáo không phải là quốc giáo”[35,9]. Như vậy, cần phải làm r hơn mối5 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: