Danh mục

Luận án Tiến sĩ Y học cổ truyền: Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tuyến xã ở 3 tỉnh Miền Trung

Số trang: 223      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.02 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng nguồn lực, hoạt động và sử dịch vụ YHCT tại 27 xã nghiên cứu từ năm 2010 - 2012; đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện sử dụng YHCT tại trạm y tế xã và hộ gia đình từ năm 2012 - 2014. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Y học cổ truyền: Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tuyến xã ở 3 tỉnh Miền Trung 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay rất nhiều nước sử dụng Y học cổ truyền (YHCT) trong phòngbệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng như nâng cao sức khoẻ và xácđịnh YHCT như là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công chiến lượcchăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) [1]. Việt Nam có nền y học cổ truyền lâu đời. Trước khi nền y học hiện đạithâm nhập vào Việt Nam, YHCT là hệ thống y dược duy nhất, có vai trò vàtiềm năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân [2]. Trong những năm của thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ trước, nước ta đã xâydựng thành công mô hình YHCT tại các trạm y tế (TYT) xã ở các tỉnh phíaBắc, ở nhiều xã phường có tới 70% - 80% số hộ gia đình có “Khóm thuốc giađình”, hàng ngàn cán bộ y tế của TYT được học và bồi dưỡng kiến thức vềthuốc nam và châm cứu, hàng ngàn lương y tham gia khám chữa bệnh tại cáctổ chẩn trị và TYT. Trong thời kỳ này, thuốc nam và châm cứu đã thực sựđóng góp một phần đáng kể trong chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân tạicộng đồng, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng xa, vùng sâu [3],[4]. Tháng 11 năm 2008, tại đại hội YHCT toàn thế giới do WHO tổ chức tạiBắc Kinh đã tuyên bố: Trong 50 năm đầu của thế kỷ 21, YHCT có vai tròquan trọng trong CSSKBĐ nhất là đối với các nước đang phát triển vì tínhhiệu quả và rẻ tiền của nó. Trong chiến lược YHCT khu vực Tây Thái Bình Dương 2011 - 2020,WHO khẳng định rằng việc sử dụng các liệu pháp YHCT an toàn, hiệu quả,chất lượng cao có thể góp phần quan trọng vào công tác CSSK cho mỗi cánhân và quốc gia, thúc đẩy công bằng y tế. Đó là một hình thức CSSKBĐquan trọng, làm gia tăng tính sẵn có và giá thành hợp lý của dịch vụ y tế Ngày nay, khi hệ thống y tế Việt Nam cũng như hệ thống khám chữa 2bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ, đã bao phủ rộng khắp từ trungương đến địa phương, vai trò của YHCT trong bảo vệ và CSSK tại tuyến xãtiếp tục được phát huy, góp phần không nhỏ vào công tác bảo vệ và chăm sócsức khỏe nhân dân, phần nào giảm bớt sự quá tải của các tuyến trên, tiết kiệmchi phí cho cả cơ sở y tế và người bệnh và được quốc tế đánh giá cao. Trong Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y dược cổ truyềnViệt Nam đến năm 2020 có mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ khám chữa bệnhbằng YHCT tại tuyến xã đạt 40% [6]. Kết quả tổng kết chính sách quốc gia về YHCT năm 2011, tỷ lệ khámchữa bệnh bằng YHCT tại tuyến xã trong cả nước là 24,9%, tại các tỉnh miềntrung là 18,2%, các hoạt động YHCT chưa thực sự phát huy hiệu quả trongCSSKBĐ. Câu hỏi đặt ra là : Nguồn lực sẵn có tại các TYT xã để phục vụ chomục tiêu trên hiện nay ra sao: Trình độ cán bộ có đáp ứng nhu cầu KCB bằngYHCT của người dân không; Thuốc và kinh phí có đủ không… Các hoạtđộng của YHCT hiện nay đã phù hợp chưa. Người dân có tin vào hoạt độngYHCT của TYT xã hay không. Cần can thiệp vào đâu và như thế nào để tăngcường hoạt động YHCT tại TYT xã, người dân hiểu biết và chấp nhận sửdụng YHCT. Tại Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Bình Định tình hình hoạt độngYHCT tại tuyến xã còn nhiều điểm bất cập vì vậy chúng tôi tiến hành nghiêncứu “Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tuyếnxã ở 3 tỉnh Miền Trung” được thực hiện với các mục tiêu sau:1. Đánh giá thực trạng nguồn lực, hoạt động và sử dịch vụ YHCT tại 27 xã nghiên cứu từ năm 2010 - 20122. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện sử dụng YHCT tại trạm y tế xã và hộ gia đình từ năm 2012 - 2014. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1. VÀI NÉT VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG CHĂM SÓC SỨCKHOẺ TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI1.1.1. Vai trò quan trọng của YHCT trong CSSK Hiện nay YHCT đã được hơn 120 nước trên thế giới, kể cả các nướcphát triển sử dụng để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vai trò và hiệu quả của yhọc cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nhiều nướcthừa nhận và sử dụng rộng rãi trong phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chứcnăng, nâng cao sức khỏe. Y học cổ truyền có nhiều đóng góp, nhất là cho công cuộc chăm sóc sứckhỏe ban đầu. Tuyên bố Alma-Ata, được thông qua tại Hội nghị quốc tế vềchăm sóc sức khỏe ban đầu hơn 30 năm trước, đã kêu gọi đưa y học cổ truyềnvào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, công nhận những thầy thuốc y họccổ truyền là cán bộ y tế, đặc biệt là ở cấp cộng đồng [7]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định “Cần đề cao và khai thácmạnh mẽ hơn nữa khả năng và hiệu quả của y học cổ truyền trong chăm sócsức khỏe nhân dân. Phải đánh giá và công nhận giá trị của nó, làm cho nóngày càng hữu hiệu hơn. Đó là hệ thống khám, chữa bệnh mà từ trước tới nayđược nhân dân coi như của mình, chấp nhận một cách gần như đương nhiên.Hơn thế nữa, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào nó cũng chỉ mang lại lợi íchnhiều hơn so với các phương pháp khác vì nó là một bộ phận không thể táchrời nền văn hoá của nhân dân” [8]. Theo WHO, YHCT là những kiến thức, thái độ và phương pháp thựchành trong y học liên quan đến những thuốc có nguồn gốc từ thực vật, độngvật, hay khoáng chất, các liệu pháp tinh thần, các bài tập, các kỹ thuật bằng 4tay được áp dụng để chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh tật hoặc duy trìsức khỏe của con người [9]. Thuật ngữ YHCT đề cập đến những phương pháp bảo vệ và phục hồi sứckhỏe, được ra đời, tồn tại trước khi có y học hiện đại (YHHĐ) và được lưutruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [9]. Bên cạnh nền YHHĐ được coi là nền y học chính thống ở mọi quốc gia, vẫntồn tại một dòng khác, đó là y học truyền thống (TM). Các phép trị liệu thuộc Yhọc truyền thống của các nước Á - Phi khi thực hành tại các nước ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: