Luận án tiến sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng
Số trang: 159
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.14 MB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm Nhận xét các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer giai đoạn nặng. Đánh giá gánh nặng chăm sóc trên người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng và các yếu tố liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2014, dân số nước ta đang ởthời kỳ có ưu thế về lực lượng lao động, gọi là thời kỳ của cơ cấu dân sốvàng. Liên Hợp Quốc định nghĩa đó là thời kỳ tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi ởmức dưới 30% và tỷ lệ người già từ 65 tuổi trở lên ở mức dưới 15% trongtổng dân số. Thời kỳ cơ cấu dân số vàng của nước ta sẽ kết thúc vào năm2040 vì vào thời gian này, tỷ lệ người trên 65 tuổi bắt đầu vượt quá 15%.Năm 2014 tỷ lệ người trên 65 tuổi là 7,1%, dự kiến đến năm 2049, tỷ lệ nàysẽ là 18,1% [1]. Sự già hóa của dân số kéo theo sự gia tăng của nhóm bệnh lý ung thư,tim mạch cũng như bệnh lý thoái hóa. Trong số các bệnh lý thoái hóa, sa súttrí tuệ là bệnh lý suy giảm trí nhớ tiến triển gây ảnh hưởng đến hoạt độnghàng ngày của người bệnh đồng thời gây ra gánh nặng chăm sóc nặng nề chogia đình cũng như xã hội. Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người trên 60 tuổicủa thế giới là từ 5 đến 7% tại đa số các vùng. Tỷ lệ cao nhất ở châu Mỹ Latinh (8,5%) và thấp nhất ở vùng dưới sa mạc Sa-ha-ra của châu Phi (2-4%).Ước tính có 46,8 triệu người mắc sa sút trí tuệ trên toàn thế giới vào năm2015, với khoảng 10 triệu trường hợp mới mắc hàng năm, lên đến khoảng 130triệu vào năm 2050 [2]. Phần lớn bệnh nhân sa sút trí tuệ sống tại các nướcthu nhập trung bình và thấp, dự kiến tỷ lệ này là 63% vào năm 2030 và 71%vào năm 2050 [3]. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ươngthực hiện năm 2005 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ củangười Việt Nam trên 60 tuổi là 4,5%, còn theo số liệu được công bố năm2009 trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt và cộng sự ở Thái Nguyên, tỷ lệnày là 7,9% [4]. Trong các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer 2chiếm 50-70%. Bệnh Alzheimer trải qua ba giai đoạn: tiền lâm sàng, suy giảmnhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ tiến triển theo các mức độ: nhẹ,trung bình và nặng. Ở giai đoạn nặng, não teo tiến triển, bệnh nhân mất hếtkhả năng tiếp xúc và hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc. Các triệuchứng có thể kèm theo là sút cân, rối loạn nuốt, nhiễm khuẩn hô hấp và loétdo tỳ đè. Tử vong là hậu quả cuối cùng và nguyên nhân thường do sặc. Đa sốbệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng sống tại nhà và được người thân tronggia đình chăm sóc. Điều này mang đến gánh nặng lớn đối với người chămsóc. Người chăm sóc trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, sức khỏetinh thần, tình trạng tài chính cũng như đời sống xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, hội chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer ngàycàng được quan tâm nhiều hơn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chẩnđoán sàng lọc, lâm sàng suy giảm nhận thức trong bệnh Alzheimer, cơ chếphân tử, một số yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ, ảnh hưởng của bệnh tới chấtlượng cuộc sống của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, hiệnchưa có công trình nào đánh giá bệnh ở giai đoạn nặng, giai đoạn mà bệnhnhân và người nhà bệnh nhân nào cũng phải trải qua trước khi bệnh nhân tửvong, để từ đó giúp xây dựng những chiến lược chăm sóc hỗ trợ. Chính vì cáclí do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và gánh nặngchăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng” nhằm hai mục tiêu: 1. Nhận xét các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer giai đoạn nặng. 2. Đánh giá gánh nặng chăm sóc trên người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng và các yếu tố liên quan. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Tổng quan về bệnh Alzheimer Sa sút trí tuệ là một nhóm bệnh lý mạn tính và tiến triển được địnhnghĩa là sự xuất hiện và tiến triển các rối loạn về nhận thức bao gồm suy giảmtrí nhớ và có ít nhất một trong các triệu chứng sau: vong ngôn (aphasia), vonghành (apraxia), vong tri (agnosia) hoặc có sự rối loạn trong việc thực hiện cáchoạt động hàng ngày [4]. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây sa sút trí tuệ như bệnh Alzheimer,sa sút trí tuệ do mạch máu, sa sút trí tuệ thuỳ trán-thái dương, sa sút trí tuệ thểLewy… Nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh Alzheimer, từ 50% đến 70%, tiếpđến là sa sút trí tuệ do mạch máu [5]. Thời gian sống trung bình của bệnh nhânAlzheimer là 4,2 đến 5,7 năm kể từ khi được chẩn đoán [6]. Tuổi khởi phát càng muộn, giới nam là yếu tố làm giảm thời thời giansống [7]. Giai đoạn nặng của sa sút trí tuệ có thể kéo dài 2 đến 3 năm [8].1.1.1. Lịch sử bệnh Alzheimer Vào năm 1901, Bác sĩ tâm thần học người Đức, Alois Alzheimer quansát một bệnh nhân sống tại Viện an dưỡng vùng Frankfurt là Bà Auguste D.Người phụ nữ 51 tuổi này mắc một rối loạn trí nhớ ngắn hạn cùng với cáctriệu chứng rối loạn hành vi khác. Sau năm năm, khi bệnh nhân tử vong, bácsĩ Alzheimer gửi não của bà và bệnh án đến phòng thí nghiệm của Bác sĩ EmilKraeplin tại Munich. Sau khi phân tích mẫu giải phẫu bệnh của bệnh nhân,ông đã xác định các mảng dạng tinh bột và các đám rối sợi thần kinh. Bác sĩAlzheimer sau đó đã công bố lần đầu tiên các triệu chứng lâm sàng và bệnhhọc của bệnh vào ngày 3/11/1906, khi đó bệnh được gọi là “sa sút trí tuệ tiềnlão” (presenile dementia). Trong vòng 15-20 năm sau, các hiểu biết về di 4truyền thần kinh và sinh lý bệnh học của bệnh Alzheimer đã được phát hiện:bốn gien liên quan chắc chắn đến bệnh được phát hiện. Cơ chế chuyển hóacủa các protein tau và amyloid, cơ chế viêm, cơ chế oxy-hóa và những thayđổi về nội tiết có thể gây ra những thoái hóa tế bào thần kinh trong bệnhAlzheimer cũng được làm rõ.1.1.2. Giải phẫu bệnh Tế bào thần kinh khỏe mạnh có một cấu trúc trợ giúp gọi là các viquản, giống như các đường dẫn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2014, dân số nước ta đang ởthời kỳ có ưu thế về lực lượng lao động, gọi là thời kỳ của cơ cấu dân sốvàng. Liên Hợp Quốc định nghĩa đó là thời kỳ tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi ởmức dưới 30% và tỷ lệ người già từ 65 tuổi trở lên ở mức dưới 15% trongtổng dân số. Thời kỳ cơ cấu dân số vàng của nước ta sẽ kết thúc vào năm2040 vì vào thời gian này, tỷ lệ người trên 65 tuổi bắt đầu vượt quá 15%.Năm 2014 tỷ lệ người trên 65 tuổi là 7,1%, dự kiến đến năm 2049, tỷ lệ nàysẽ là 18,1% [1]. Sự già hóa của dân số kéo theo sự gia tăng của nhóm bệnh lý ung thư,tim mạch cũng như bệnh lý thoái hóa. Trong số các bệnh lý thoái hóa, sa súttrí tuệ là bệnh lý suy giảm trí nhớ tiến triển gây ảnh hưởng đến hoạt độnghàng ngày của người bệnh đồng thời gây ra gánh nặng chăm sóc nặng nề chogia đình cũng như xã hội. Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người trên 60 tuổicủa thế giới là từ 5 đến 7% tại đa số các vùng. Tỷ lệ cao nhất ở châu Mỹ Latinh (8,5%) và thấp nhất ở vùng dưới sa mạc Sa-ha-ra của châu Phi (2-4%).Ước tính có 46,8 triệu người mắc sa sút trí tuệ trên toàn thế giới vào năm2015, với khoảng 10 triệu trường hợp mới mắc hàng năm, lên đến khoảng 130triệu vào năm 2050 [2]. Phần lớn bệnh nhân sa sút trí tuệ sống tại các nướcthu nhập trung bình và thấp, dự kiến tỷ lệ này là 63% vào năm 2030 và 71%vào năm 2050 [3]. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ươngthực hiện năm 2005 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ củangười Việt Nam trên 60 tuổi là 4,5%, còn theo số liệu được công bố năm2009 trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt và cộng sự ở Thái Nguyên, tỷ lệnày là 7,9% [4]. Trong các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer 2chiếm 50-70%. Bệnh Alzheimer trải qua ba giai đoạn: tiền lâm sàng, suy giảmnhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ tiến triển theo các mức độ: nhẹ,trung bình và nặng. Ở giai đoạn nặng, não teo tiến triển, bệnh nhân mất hếtkhả năng tiếp xúc và hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc. Các triệuchứng có thể kèm theo là sút cân, rối loạn nuốt, nhiễm khuẩn hô hấp và loétdo tỳ đè. Tử vong là hậu quả cuối cùng và nguyên nhân thường do sặc. Đa sốbệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng sống tại nhà và được người thân tronggia đình chăm sóc. Điều này mang đến gánh nặng lớn đối với người chămsóc. Người chăm sóc trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, sức khỏetinh thần, tình trạng tài chính cũng như đời sống xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, hội chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer ngàycàng được quan tâm nhiều hơn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chẩnđoán sàng lọc, lâm sàng suy giảm nhận thức trong bệnh Alzheimer, cơ chếphân tử, một số yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ, ảnh hưởng của bệnh tới chấtlượng cuộc sống của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, hiệnchưa có công trình nào đánh giá bệnh ở giai đoạn nặng, giai đoạn mà bệnhnhân và người nhà bệnh nhân nào cũng phải trải qua trước khi bệnh nhân tửvong, để từ đó giúp xây dựng những chiến lược chăm sóc hỗ trợ. Chính vì cáclí do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và gánh nặngchăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng” nhằm hai mục tiêu: 1. Nhận xét các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer giai đoạn nặng. 2. Đánh giá gánh nặng chăm sóc trên người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nặng và các yếu tố liên quan. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Tổng quan về bệnh Alzheimer Sa sút trí tuệ là một nhóm bệnh lý mạn tính và tiến triển được địnhnghĩa là sự xuất hiện và tiến triển các rối loạn về nhận thức bao gồm suy giảmtrí nhớ và có ít nhất một trong các triệu chứng sau: vong ngôn (aphasia), vonghành (apraxia), vong tri (agnosia) hoặc có sự rối loạn trong việc thực hiện cáchoạt động hàng ngày [4]. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây sa sút trí tuệ như bệnh Alzheimer,sa sút trí tuệ do mạch máu, sa sút trí tuệ thuỳ trán-thái dương, sa sút trí tuệ thểLewy… Nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh Alzheimer, từ 50% đến 70%, tiếpđến là sa sút trí tuệ do mạch máu [5]. Thời gian sống trung bình của bệnh nhânAlzheimer là 4,2 đến 5,7 năm kể từ khi được chẩn đoán [6]. Tuổi khởi phát càng muộn, giới nam là yếu tố làm giảm thời thời giansống [7]. Giai đoạn nặng của sa sút trí tuệ có thể kéo dài 2 đến 3 năm [8].1.1.1. Lịch sử bệnh Alzheimer Vào năm 1901, Bác sĩ tâm thần học người Đức, Alois Alzheimer quansát một bệnh nhân sống tại Viện an dưỡng vùng Frankfurt là Bà Auguste D.Người phụ nữ 51 tuổi này mắc một rối loạn trí nhớ ngắn hạn cùng với cáctriệu chứng rối loạn hành vi khác. Sau năm năm, khi bệnh nhân tử vong, bácsĩ Alzheimer gửi não của bà và bệnh án đến phòng thí nghiệm của Bác sĩ EmilKraeplin tại Munich. Sau khi phân tích mẫu giải phẫu bệnh của bệnh nhân,ông đã xác định các mảng dạng tinh bột và các đám rối sợi thần kinh. Bác sĩAlzheimer sau đó đã công bố lần đầu tiên các triệu chứng lâm sàng và bệnhhọc của bệnh vào ngày 3/11/1906, khi đó bệnh được gọi là “sa sút trí tuệ tiềnlão” (presenile dementia). Trong vòng 15-20 năm sau, các hiểu biết về di 4truyền thần kinh và sinh lý bệnh học của bệnh Alzheimer đã được phát hiện:bốn gien liên quan chắc chắn đến bệnh được phát hiện. Cơ chế chuyển hóacủa các protein tau và amyloid, cơ chế viêm, cơ chế oxy-hóa và những thayđổi về nội tiết có thể gây ra những thoái hóa tế bào thần kinh trong bệnhAlzheimer cũng được làm rõ.1.1.2. Giải phẫu bệnh Tế bào thần kinh khỏe mạnh có một cấu trúc trợ giúp gọi là các viquản, giống như các đường dẫn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Y học Chuyên ngành Y học Bệnh Alzheimer Điều trị bệnh AlzheimerTài liệu liên quan:
-
205 trang 450 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 401 1 0 -
174 trang 362 0 0
-
206 trang 310 2 0
-
228 trang 276 0 0
-
32 trang 251 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 241 0 0 -
208 trang 233 0 0
-
27 trang 211 0 0
-
27 trang 205 0 0