Danh mục

Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả hai phương pháp đông phôi chậm và đông phôi thủy tinh hóa

Số trang: 184      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.67 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là Đánh giá đặc điểm phôi sau rã đông của hai phương pháp đông phôi chậm và đông phôi thủy tinh hóa. Đánh giá một số yếu tố liên quan và tiên lượng của hai phương pháp đông phôi chậm và đông phôi thủy tinh hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả hai phương pháp đông phôi chậm và đông phôi thủy tinh hóa 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thành công của một quy trình thụ tinh trong ống nghiệm được thể hiệnqua tỉ lệ mang thai. Hiện nay, xu hướng giảm số lượng phôi chuyển nhưngkhông làm giảm tỉ lệ mang thai. Việc lựa chọn phôi có chất lượng tốt nhất đểchuyển, kết hợp với chương trình trữ lạnh sẽ giúp người bệnh tiết kiệm chiphí đáng kể, đồng thời góp phần cải thiện tỉ lệ thai cộng dồn trên một chu kỳcó kích thích buồng trứng và tăng tính an toàn của kỹ thuật điều trị. Theothống kê của Van Voorhis (1995), trữ lạnh phôi có khả năng làm tăng tỉ lệmang thai lên khoảng 6,6%, tính trên mỗi noãn thu được sau chọc hút và chiphí điều trị sẽ giảm 25-45% so với chu kì chuyển phôi tươi, bên cạnh đó kếtquả sản khoa lại cao hơn hẳn[1],[2],[3],[4]. Đã có 2 phương pháp trữ lạnh được áp dụng là: Hạ nhiệt độ chậm vàthủy tinh hóa. Sự khác biệt chính của 2 phương pháp này là tốc độ hạ nhiệt vànồng độ chất bảo quản. Hạ nhiệt độ chậm được Whittingham giới thiệu lần đầu tiên vào nhữngnăm đầu thập niên 70 trên mô hình phôi chuột. Em bé đầu tiên từ phôi ngườiđông lạnh trên thế giới ra đời bằng phương pháp này được ghi nhận vào năm1983 [5]. Trong phương pháp hạ nhiệt độ chậm, mẫu tế bào được làm lạnh với tốcđộ hạ nhiệt chậm (1-30C/1 phút) từ nhiệt độ sinh lý xuống nhiệt độ rất thấp(khoảng - 800C) trước khi đưa mẫu vào lưu trữ trong ni - tơ lỏng. Ngoài ra, tốcđộ rã đông cũng diễn ra chậm, quá trình xâm nhập và loại bỏ các chất bảo vệđông lạnh (CPA) được diễn ra qua nhiều bước nhỏ. Do nồng độ các CPA sửdụng thấp và trải qua nhiều bước, tế bào tránh được sốc thẩm thấu gây ra bởinồng độ CPA, đồng thời khả năng gây độc cho tế bào thấp. Vào năm 1985, Rall và Fahy đã chứng minh được phôi chuột có thểđược đông lạnh thành công bằng một phương pháp mới, được gọi là thủy tinhhóa(non - equylibrium cryopreservation method) [6]. Em bé đầu tiên trên thếgiới ra đời bằng kỹ thuật này được báo cáo vào năm 2002 (Liebermann vàcs.,2002; Shaw và Jones,2003) [7], [8]. Trong kỹ thuật thủy tinh hóa, ba yếu tố quan trọng góp phần vào sự thànhcông của kỹ thuật là nồng độ của các CPA sử dụng, tốc độ hạ nhiệt/làm ấm và 2thể tích mẫu trữ lạnh (Vajta và Nagy, 2006), (Yahin và Arav, 2007) [9],[10].Để có thể chuyển một lượng môi trường có chứa phôi từ dạng lỏng thành dạngkính, các CPA cần phải được sử dụng ở nồng độ rất cao. Trong một thời gian khá dài, dù có những hạn chế về mặt hiệu quảnhưng hạ nhiệt độ chậm đã được xem là một phương pháp trữ lạnh chuẩnmực trong ngành công nghiệp chăn nuôi cũng như trong IVF trên người. Trái lại, một khoảng thời gian dài sau khi được giới thiệu, thủy tinh hóavẫn được xem là một kỹ thuật mang tính thử nghiệm vì nhiều lý do. Trong đó,lo ngại về các độc tính có thể có của việc sử dụng chất bảo quản nồng độ caotrên phôi và khó khăn trong việc thiết lập một hệ thống làm lạnh với tốc độ caolà những trở ngại chính. Vì vậy, cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giớivẫn liên tục thực hiện các nghiên cứu so sánh ưu nhược điểm của 2 phươngpháp, cũng như theo dõi sức khỏe, bệnh tật của những trẻ sinh ra từ 2 phươngpháp trữ lạnh để đưa ra lựa chọn tối ưu an toàn. Tại trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc Gia, kỹ thuật đông lạnh chậm đượcthực hiện thành công năm 2002, thủy tinh hóa bắt đầu triển khai năm 2006, vớiphôi giai đoạn phân chia (phôi ngày 2 và phôi ngày 3). Tại thời điểm nghiêncứu (2012- 2013), hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam, đều đãthực hiện thủy tinh hóa phôi mới và tiếp tục rã đông những phôi đã đông lạnhchậm. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu theo dõi dọc nào tại Việt Nam,đánh giá hiệu quả các quy trình trữ lạnh thông qua các tiêu chí:tỷ lệ phôi sống,tỷ lệ có thai, tỉ lệ sinh sống, cũng như các yếu tố liên quan, tiên lượng kết quảcó thai, theo dõi sự hình thành phát triển chiều cao, cân nặng, thể chất, trí tuệ,tâm vận động, bệnh tật từ khi sinh ra cho đến khi 4 tuổi để đưa ra tiên lượngcho sự phát triển tiếp theo cho những trẻ sinh ra từ 2 phương pháp này. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả hai phươngpháp đông phôi chậm và đông phôi thủy tinh hóavới 2 mục tiêu: 1. Đánh giá đặc điểm phôi sau rã đông của hai phương pháp đông phôi chậm và đông phôi thủy tinh hóa. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan và tiên lượng của hai 2 phương pháp đông phôi chậm và đông phôi thủy tinh hóa. Formatted: bd, Justified, Indent: Left: 0 cm, First line: 1 cm, Line spacing: Multiple 1.25 li 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: