Danh mục

Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ TC và tỷ lệ bộc lộ một số dấu ấn liên quan đến ung thư lưỡi giai đoạn III- IV (M0)

Số trang: 156      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.42 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 156,000 VND Tải xuống file đầy đủ (156 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là Đánh giá tỷ lệ đáp ứng và tác dụng không mong muốn của hoá trị bổ trợ trước phẫu thuật và/hoặc xạ trị bằng phác đồ TC trong điều trị ung thư lưỡi giai đoạn III- IV (M0). Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ TC và tỷ lệ bộc lộ một số dấu ấn liên quan đến ung thư lưỡi giai đoạn III- IV (M0) 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư lưỡi (UTL) là u ác tính nguyên phát tại lưỡi và cũng là loại ungthư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng [1]. TheoGLOBOCAN 2018, hàng năm có khoảng 354.860 ca mắc mới và 177.354 catử vong do ung thư khoang miệng với tỷ lệ nam/nữ là 2,27 [1]. Tại Việt Nam,năm 2018 ghi nhận có khoảng 1.877 ca mới mắc ở nam giới và 922 ca mớimắc ở nữ giới. UTL thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người lớn tuổi,nam gặp nhiều hơn nữ [1]. Chẩn đoán ung thư lưỡi cần dựa vào thăm khám lâm sàng, xétnghiệm chẩn đoán hình ảnh (cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hàm mặt) vàđặc biệt, chẩn đoán xác định bằng kết quả mô bệnh học [2],[3]. Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi bao gồm phẫu thuật, xạ trị vàhóa chất, tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp nào phù hợp phụ thuộcvào giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân [3]. Hiện nay, UTL ở giai đoạnI, II được điều trị bằng phẫu thuật cắt lưỡi bán phần kết hợp với nạo vét hạchcổ; ở giai đoạn III, IV có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật cắt nửa lưỡi, sànmiệng và nửa xương hàm dưới kết hợp với phẫu thuật tạo hình lại sàn miệngbằng vạt da cơ [2],[3]. Đây là một phẫu thuật lớn đòi hỏi phẫu thuật viên phảicó nhiều kinh nghiệm, hậu phẫu nặng nề và để lại cho người bệnh nhiều khókhăn trong chức năng nhai, nuốt, nói. Người ta thấy rằng, UTL là bệnh có thểphát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân UTL đến điều trị ở giaiđoạn muộn ở nước ta còn cao, hạn chế hiệu quả điều trị, thời gian sống thêmkhông bệnh và sống thêm toàn bộ chưa cao [4],[5],[6]. Do vậy, bên cạnh việccần chẩn đoán sớm cần phải có sự kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằmnâng cao hiệu quả. Một trong những phương pháp đó là điều trị hoá chất tân bổtrợ (hay còn gọi là điều trị hoá chất trước phẫu thuật và xạ trị). Mục đích của 2điều trị hoá chất bổ trợ trước nhằm hạ thấp giai đoạn bệnh, tạo thuận lợi chophẫu thuật, xạ trị, làm giảm các biến chứng, hạn chế di căn xa [7]. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đánh giá về vai trò của hoá chất bổ trợtrước trong điều trị ung thư vùng đầu mặt cổ nói chung và ung thư lưỡi nói riêngcho thấy có nhiều kết quả khả quan, trong đó phác đồ taxane kết hợp vớicisplatin có hiệu quả hơn do rẻ tiền, phổ biến, thực hiện đơn giản, ít tác dụngkhông mong muốn hơn so với các phác đồ khác, đồng thời đem lại hiệu quả[8],[9],[10],[11],[12]. Trong điều trị ung thư nói chung, UTL nói riêng, việc đánh giá chính xáctiên lượng bệnh là vô cùng quan trọng. Để đánh giá tiên lượng của UTL,người ta dựa vào giai đoạn lâm sàng, typ mô bệnh học (MBH), tuổi bệnhnhân, kết quả phẫu thuật. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấyngoài các yếu tố trên, tiên lượng bệnh còn phụ thuộc vào một số dấu ấn sinhhọc phân tử của u như sự bộc lộ p53, Her2, EGFR [13],[14],[15],[16]. Ở ViệtNam cho đến nay nghiên cứu về vai trò của hoá chất bổ trợ trước trong ungthư đầu mặt cổ nói chung, ung thư lưỡi nói riêng còn ít, đặc biệt chưa cónghiên cứu nào đánh giá kết quả của điều trị hoá chất bổ trợ trước kết hợp vớiphẫu thuật hoặc xạ trị trong điều trị ung thư lưỡi bằng phác đồ TC. Mặt khác,một số yếu tố tiên lượng của UTL cũng như hướng tới điều trị đích có rất ít đềtài nghiên cứu. Bởi vậy, đây là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứukết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ TC và tỷ lệ bộc lộ một số dấu ấn liênquan đến ung thư lưỡi giai đoạn III- IV (M0)” nhằm các mục tiêu sau:1. Đánh giá tỷ lệ đáp ứng và tác dụng không mong muốn của hoá trị bổ trợ trước phẫu thuật và/hoặc xạ trị bằng phác đồ TC trong điều trị ung thư lưỡi giai đoạn III- IV (M0).2. Xác định tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn p53, EGFR, Her2 và một số yếu tố liên quan thời gian sống thêm của ung thư lưỡi giai đoạn III- IV. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. DỊCH TỄ HỌC VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ1.1.1. Dịch tễ học Theo GLOBOCAN 2018, hàng năm có khoảng 354.864 ca mắc mới,chiếm 2,2% trong tổng số ca mắc mới và đứng thứ 17 trong tổng số các loạiung thư. Đồng thời, hàng năm có khoảng 177.354 ca tử vong do ung thưkhoang miệng, chiếm khoảng 2,01% trong tổng số ca tử vong do ung thư. Tỷlệ gặp ung thư lưỡi nhiều nhất ở một số quốc gia như Sri Lanka, Ấn Độ,Pakistan, Bangladesh, Hungary. Chỉ tính riêng ở Ấn Độ, ung thư khoangmiệng là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ hai, chỉ sau ung thư vú. Hàngnăm có khoảng 119.992 ca mới mắc (chiếm 11,54% tổng số các loại ung thư)và có khoảng 72.616 ca tử vong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: