Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não ở bệnh nhân chảy máu não5 ngày đầu; đánh giá mối tương quan giữa áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân chảy máu não 5 ngày đầu.Để hiểu rõ hơn về đề tài, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận án!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng với một số chỉ số sinh lý nội sọ ở bệnh nhân chảy máu não trong 5 ngày đầu 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não (ĐQN) là bệnh lý thường gặp và nặng nề nhất trong thựchành lâm sàng thần kinh, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba (saubệnh tim mạch và bệnh ung thư) trên thế giới [1]. Thách thức của đột quỵ trêntoàn cầu rất lớn, với 16 triệu trường hợp đột quỵ và khoảng 6 triệu trường hợptử vong mỗi năm. Hơn 2 thập kỷ qua, gánh nặng của đột quỵ đã tăng 26% [2].Đột quỵ chảy máu não (CMN) chỉ chiếm 10 – 20% tổng số trường hợp ĐQNnhưng có tỷ lệ tử vong và tàn tật cao nhất trong các thể đột quỵ, tỷ lệ tử vongchung của CMN trong 30 ngày đầu theo Hill M. và cộng sự là 27,4% và tỷ lệtái phát là 2,4% mỗi năm [3]. Tăng áp lực nội sọ (TALNS) là một biến chứng nặng gặp ở các bệnhnhân ĐQN đặc biệt là những bệnh nhân CMN. TALNS là một cấp cứu cầnphải được chẩn đoán sớm và có thái độ xử trí tích cực, nếu không xử trí kịpthời gây ra tổn thương não không hồi phục, để lại di chứng nặng nề. Ngày naybên cạnh những phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cắt lớp vitính (CLVT) sọ não, cộng hưởng từ (CHT) sọ não để chẩn đoán chính xác,trong quá trình điều trị, việc theo dõi các chỉ số sinh lý nội sọ đã mở ra mộthướng mới giúp các bác sỹ hồi sức cấp cứu và các bác sỹ chuyên khoa thầnkinh có thể điều trị cho bệnh nhân CMN nặng rất hiệu quả, giảm tỷ lệ tử vongcũng như tàn phế [4]. Trong thực hành lâm sàng, chẩn đoán và thái độ xử trínhững trường hợp TALNS tương đối khó khăn nếu chỉ dựa vào lâm sàng vàhình ảnh chụp CLVT. Ngoài việc thăm khám lâm sàng và các phương tiệnchẩn đoán hình ảnh thì đo áp lực nội sọ (ALNS) ở bệnh nhân CMN là mộtphương pháp theo dõi chính xác và khách quan thường được áp dụng ở cácnước phát triển. Theo dõi ALNS trên bệnh nhân CMN giúp phẫu thuật viênthần kinh cũng như bác sĩ hồi sức thần kinh đưa ra thời điểm quyết định chính 2xác về can thiệp ngoại khoa hay bảo tồn. Theo Raboel P. và cộng sự (2012)giám sát ALNS đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ trong lĩnh vực phẫuthuật thần kinh và nội thần kinh [5]. Theo Swamy M. (2007) khi nghiên cứutrên 60 bệnh nhân CMN tự phát việc theo dõi ALNS giúp chọn lựa phươngpháp điều trị tốt hơn là dựa trên thể tích ổ chảy máu [6]. Theo Raj K. (1981)đối với những bệnh nhân chấn thương sọ não (CTSN) nặng, việc giám sát liêntục tình trạng tổn thương thần kinh của não bộ đã trở thành một tiêu chuẩnvàng trong hầu hết các đơn vị chăm sóc thần kinh chuyên sâu. Theo dõi tìnhtrạng não bộ của bệnh nhân bao gồm nhiều phương thức như giám sát ALNS,áp lực động mạch trung bình (MAP), oxy mô não (PbtO2), nhiệt độ của não(BTemp) [7]. Đo ALNS và áp lực tưới máu não (ALTMN) cho phép theo dõivà đánh giá chính xác theo thời gian thực những thay đổi áp lực và lưu lượngmáu trong não. TALNS biểu hiện nặng nề trong 5 ngày đầu kể từ khi khởiphát CMN, điều này thể hiện rất rõ trên phim chụp CLVT sọ não. Chính vìvậy, theo dõi ALNS và ALTMN cho phép các bác sỹ điều trị theo đích nhằmgiảm ALNS và hỗ trợ tưới máu não ở bệnh nhân TALNS. Nhiều nghiên cứuchỉ ra rằng theo dõi ALNS và ALTMN có thể giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhânTALNS [8],[9]. Tại các nước phát triển, chỉ định đo ALNS, ALTMN khá rộngrãi. Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về theo dõi ALNS,ALTMN ở bệnh nhân CMN. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng với một số chỉ sốsinh lý nội sọ ở bệnh nhân chảy máu não 5 ngày đầu” với 2 mục tiêu sau: 1. Xác định áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não ở bệnh nhân chảy máunão 5 ngày đầu. 2. Đánh giá mối tương quan giữa áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não vớimột số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân chảy máu não 5 ngàyđầu. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN1.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học chảy máu não cấp1.1.1. Đặc điểm lâm sàng chảy máu não Ngoài một số bệnh nhân xuất hiện CMN trong quá trình gắng sức hoặcstress, thay đổi cảm xúc đột ngột, hầu hết các trường hợp CMN xảy ra trongcác hoạt động thường ngày. Các triệu chứng thần kinh thường nặng trong mộtvài phút hoặc một vài giờ, biểu hiện lâm sàng đa dạng tùy thuộc kích thước vàvị trí CMN [10]. Triệu chứng của CMN thường gặp là đau đầu dữ dội, nôn vàrối loạn ý thức kèm theo liệt vận động. Rối loạn ý thức thường gặp ở các bệnhnhân có ổ máu tụ lớn và ở sâu gần đường giữa. Các bệnh nhân có ổ máu tụnhỏ thường không có rối loạn ý thức trong các trường hợp sốt cao, bội nhiễm,suy kiệt, đái tháo đường (type 2). Các bệnh nhân CMN với khối lượng lớn, ở giai đoạn toàn phát sẽ cóbệnh cảnh lâm sàng rất điển hình với các triệu chứng như: hôn mê hoặc lơmơ, lú lẫn, u ám, liệt nửa người, HA tăng kịch phát, rối loạn nhịp thở (thở sâu,thở ngáp, thở tụt lưỡi, thở kiểu Chayne – Stocke), rối loạn cơ tròn, quay mắtquay đầu về một phía, nôn, tăng tiết nhiều đờm dãi... Nếu có máu tràn vào não thất, tùy theo khối lượng máu chảy sẽ có thểxuất hiện hôn mê sâu ngay, nôn, co giật hoặc duỗi cứng mất não, HA tăng caokịch phát rồi hạ dần, rối loạn hô hấp nặng nề... Hầu hết bệnh nhân tử vongsớm trong 24 giờ đầu. Những trường hợp nhẹ hơn, mức độ hôn mê giảm dần,khi bệnh nhân thoát khỏi hôn mê hầu hết y thức sẽ hồi phục trở lại theo thờigian hoặc để lại sự rối loạn ý thức nặng nề khó hồi phục và sau đó tử vong dobội nhiễm hoặc các biến chứng khác. Các bệnh nhân có ổ máu tụ nhỏ, diễn biến lâm sàng thường thuận lợi,các triệu chứng thần kinh hồi phục dần, ổ máu tụ tự hấp thu và để lại ít di 4chứng [11]. Tiến triển xấu đi về mặt thầ ...