Danh mục

Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hormon steroid trong nước bọt, sữa và huyết thanh trên những người sống tại vùng phơi nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam

Số trang: 163      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.72 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 163,000 VND Tải xuống file đầy đủ (163 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm Xác định nồng độ dioxin trong sữa của những người mẹ sống tại Phù Cát - Bình Định. Xác định nồng độ hormon steroid trong nước bọt của mẹ và con, trong sữa và huyết thanh của người mẹ sống tại Phù Cát - Bình Định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hormon steroid trong nước bọt, sữa và huyết thanh trên những người sống tại vùng phơi nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dioxin là một nhóm các hợp chất hữu cơ độc hại, là sản phẩm phụ khôngmong muốn của một số ngành công nghiệp hóa chất và đốt cháy các sản phẩmhữu cơ. Với dặc tính không hòa tan trong nước, khó thoái hóa nên trong môitrường bị ô nhiễm, dioxin lắng đọng trong đất, cặn bùn và tích trữ sinh họcvào một số loại động vật có trong chuỗi thức ăn của con người. Khi xâm nhậpvào cơ thể con người, dioxin tích lũy chủ yếu ở các mô mỡ trong cơ thể vàđào thải rất chậm [1]. Dioxin tác động đến quá trình sinh sản và phát triển, gây rối loạn hệthống miễn dịch và nội tiết của cơ thể ngay cả khi chỉ có hàm lượng rất nhỏ.Nó tác động đến nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể gây ra những rối loạnbệnh lý phức tạp và đa dạng, điều đó làm giảm tuổi thọ ở những người bị phơinhiễm cũng như con cái họ ở những thế hệ kế tiếp trong tương lai [2]. Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam giai đoạn 1961 đến 1972 quân độiMỹ đã rải một lượng lớn các chất diệt cỏ có tạp nhiễm một lượng lớn dioxintrong thành phần xuống nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam Việt Nam, nhằmmục đích phát quang để phá hủy nơi ẩn lấp của quân đội giải phóng chiến đấuở miền Nam Việt Nam [3]. Do đặc tính bền vững của dioxin, cho đến nay tácđộng của nó đã và vẫn đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sứckhoẻ con người và môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt các bà mẹ và trẻ emtại các khu vực phơi nhiễm dioxin. Dioxin ảnh hưởng tới bào thai từ rất sớmqua nhau thai. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với dioxin sẽ bị ảnh hưởng về phát triểnthể chất và tâm thần [2], [4],[5]. Phơi nhiễm dioxin gây các tác dụng độc hại mà một trong số đó là tácđộng trên hệ thống nội tiết. Bên cạnh đó, với đặc tính ưa lipid của dioxin nên 2ở người mẹ cho con bú, dioxin và các đồng phân của nó chủ yếu tập trung vàosữa mẹ. Như vậy, sữa mẹ là một con đường thải trừ dioxin chủ yếu. Nồng độdioxin trong sữa mẹ phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc và loại đồng phân dioxin.Mặt khác, dioxin và polychlorinated biphenyls (PCBs) đã được chứng minh làtích lũy trong tuyến thượng thận khi xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời làm thayđổi tổng hợp hormon steroid vỏ thượng thận theo liều lượng và thời gian tácđộng. Tuy nhiên, những tác động của dioxin trên hormon steroid thượng thậnchưa được điều tra kỹ lưỡng và chỉ thông qua đánh giá trên thực nghiệm. Hơnnữa, chưa có nhiều nghiên cứu về nồng độ dioxin trong chiến tranh liên quanđến hormon streroid trong huyết thanh, đặc biệt là nồng độ hormon steroidtrong nước bọt ở người mẹ và trẻ em sống ở khu vực điểm nóng dioxin ViệtNam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “nghiên cứu sự thay đổinồng độ hormon steroid trong nước bọt, sữa và huyết thanh trên những ngườisống tại vùng phơi nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam” với mục tiêu: 1. Xác định nồng độ dioxin trong sữa của những người mẹ sống tại Phù Cát - Bình Định. 2. Xác định nồng độ hormon steroid trong nước bọt của mẹ và con, trong sữa và huyết thanh của người mẹ sống tại Phù Cát - Bình Định. 3. Tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ hormon steroid trong nước bọt, sữa và huyết thanh với nồng độ dioxin trong sữa của những người mẹ. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1. Hormon steroid1.1.1. Đại cương hormon steroid Hormon steroid có nguồn gốc từ cholesterol và đặc trưng bởi nhânsteroid. Cấu trúc bao gồm ba vòng sáu cạnh và một vòng năm cạnh, tươngứng với tên gọi A, B, C và D [6]. Hình 1.1. Cấu trúc nhân steroid [7] Cấu trúc này được biết đến như cyclopentanoperhydrophenanthrene, cósáu vị trí không đối xứng, cung cấp nhiều đồng phân khác nhau. Hơn nữa, tạivị trí C-17 có một nhóm thế mà khi thay đổi sẽ tạo thành hormon steroid kháccó chức năng tùy thuộc vào chức năng của nhóm thế [6]. Hormon steroid được tổng hợp bởi một loạt các mô, nổi bật nhất là tuyếnthượng thận và tuyến sinh dục. Tiền thân từ cholesterol được tổng hợp trongtế bào từ acetate, từ các thành phần este-cholesterol trong các giọt lipid của tếbào hoặc từ sự hấp thu của lipoprotein tỉ trọng thấp chứa cholesterol. 41.1.2. Các loại hormon steroid Các hormon steroid được xác định theo nguồn gốc và tác dụng sinh họcchủ yếu của chúng. Thông thường, phân loại hormon steroid vào năm nhómchính, chủ yếu dựa vào các thụ thể mà chúng ràng buộc.1.1.2.1. Glucocorticoid Glucocorticoid bao gồm các thành phần cortisol và corticosteron bắtnguồn từ vỏ thượng thận và ảnh hưởng chủ yếu đến sự trao đổi chất theonhiều cách khác nhau. Cortisol là glucocorticoid chính được tiết ra bởi tuyếnvỏ thượng thận, nó có nguồn gốc sinh học từ pregnenolon với vai trò củaenzym 17α- hydroxypregnenolon, 17α-hydroxyprogesteron và 11-deoxycortisol. Glucocorticoid thường xâm nhập qua màng tế bào và gắn vớithụ thể của glucocorticoid trong bào tương. Sau đó phức hợp này sẽ xâm nhậpvào nhân tế bào và gắn vào các vị trí chuyên biệt ở ADN, dẫn đến các gen đặchiệu được biểu hiện và có sự sao chép của ARN thông tin. Cuối cùng, proteinđặc hiệu sẽ được tổng hợp và phát huy tác dụng sinh học của glucocorticoid.Mặc dù các thụ thể đối với glucocorticoid giống nhau ở nhiều mô cơ quannhưng các protein được tổng hợp lại thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mô đíchvà do đó sẽ phát huy các tác dụng rất khác nhau ở các mô khác nhau, điều nàytạo nên những tác dụng đa dạng của các glucocorticoid [8]. Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của cortisol [7] 51.1.2.2. Mineralocorticoid Các mineralocortico ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: