Danh mục

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng một số dòng tế bào ung thư của rễ cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Hoa môi (Lamiaceae)

Số trang: 109      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.68 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng một số dòng tế bào ung thư của rễ cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Hoa môi (Lamiaceae)" trình bày xác định được cấu trúc hóa học của một số hợp chất và hàm lượng các Tanshinon chính trong rễ Đan sâm; Đánh giá được tác dụng chống ung thư in vitro của cao chiết và các hợp chất phân lập từ rễ Đan sâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng một số dòng tế bào ung thư của rễ cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Hoa môi (Lamiaceae) ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, xu hướng sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ thảodược tự nhiên ngày càng nhiều, không chỉ ở các nước Á Đông mà còn ở các nướcphương Tây do tác dụng phụ của thuốc tổng hợp hóa dược. Việt Nam nằm trongvùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú với khoảng trên 12000loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 4000 loài được sử dụng làm thuốc trongy học cổ truyền. Mặc dù nước ta có nguồn dược liệu dồi dào, tuy nhiên cho đếnnay việc khai thác tiềm năng của các cây thuốc vẫn còn hạn chế, vẫn còn phầnnhiều các cây thuốc chưa được nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụngdược lý trên thực nghiệm, từ đó đưa ra các dẫn chứng khoa học cho việc nghiêncứu và phát triển sản phẩm, thuốc theo hướng hiện đại. Ðan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) làmột cây thuốc quý được di thực vào Việt Nam từ Trung Quốc vào những năm1960. Hiện nay, ở nước ta cây được trồng nhiều và sinh trưởng tốt ở vùng TâyBắc [1-4]. Rễ cây Đan sâm được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền củaTrung Quốc và Nhật Bản để điều trị các bệnh về tim mạch, giúp tăng cường tuầnhoàn máu [5-8]. Các nghiên cứu dược lý đã được công bố trên cây Đan sâm cảtrong và ngoài nước chủ yếu theo hướng chứng minh công dụng trong y học cổtruyền. Gần đây tác dụng chống ung thư của Đan sâm, đặc biệt là của thànhphần Tan (Tanshinon) được phát hiện và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhàkhoa học. Dược liệu nói chung và Đan sâm nói riêng khi sinh trưởng và phát triểntrong các môi trường thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau thì thành phần hóa họccũng như tác dụng sinh học sẽ có sự khác biệt. Cho đến nay ở trong nước có rất ítbáo cáo về thành phần hóa học và đặc biệt là hoạt tính chống ung thư của dượcliệu Đan sâm. Nhằm cung cấp cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chống ungthư của Đan sâm cũng như tìm kiếm các hoạt chất có tác dụng chống ung thư từnguồn dược liệu Đan sâm trồng ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng một số dòng tế bào ung 1thư của rễ cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Hoa môi(Lamiaceae)” với 02 mục tiêu sau: 1. Xác định được cấu trúc hóa học của một số hợp chất và hàm lượng các Tanshinon chính trong rễ Đan sâm. 2. Đánh giá được tác dụng chống ung thư in vitro của cao chiết và các hợp chất phân lập từ rễ Đan sâm.Để đa ̣t đươ ̣c 02 mu ̣c tiêu trên, luận án tiế n hành với các nô ̣i dung sau: Thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu - Thu hái mẫu nghiên cứu. - Mô tả đă ̣c điể m hin ̀ h thái, phân tić h đă ̣c điể m của cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) để thẩm đinh ̣ tên khoa ho ̣c của mẫu Đan sâm nghiên cứu. Nghiên cứu về hóa học - Chiế t xuấ t, phân lâ ̣p và xác định cấ u trúc của các hơ ̣p chấ t từ rễ cây Đan sâm. - Xây dựng quy trình định lượng đồng thời một số Tan chính trong rễ Đan sâm. Nghiên cứu về tác dụng chống ung thư - Đánh giá tác dụng ức chế sự phát triển trên một số dòng tế bào ung thư - Nghiên cứu cơ chế gây chết tế bào theo chương trình. + Nghiên cứu cơ chế gây chết tế bào theo chương trình ở cấp độ tế bào. + Nghiên cứu cơ chế gây chết tế bào theo chương trình ở cấp độ phân tử. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN1.1. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY ĐAN SÂM1.1.1. Vị trí phân loại Đan sâm còn gọi là đơn sâm, huyết sâm, xích sâm. Về phân loại, loài nàythuộc chi Hoa xôn (Salvia), họ Hoa môi (Lamiaceae), bộ Hoa môi (Lamiales),phân lớp Hoa môi (Lamiidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan(Magnoliophyta), giới Thực vâ ̣t (Plantae) [1-6]. Giới: Thực vật (Plantae) Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Hoa môi (Lamiidae) Bộ: Hoa môi (Lamiales) Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Chi: Hoa xôn (Salvia) Họ Hoa môi hay Bạc hà (Lamiaceae) là họ thực vật lớn nhất trong bộ Hoamôi (Lamiales) với khoảng 250 chi và hơn 7000 loài [9]. Tên gọi nguyên gốccủa họ này là Labiatae, do hoa của chúng có các cánh hoa hợp thành môi trên vàmôi dưới [10], [11]. Tuy nhiên, hiện nay tên gọi Lamiaceae được sử dụng rộngrãi hơn khi nói về họ này. Họ Hoa môi được chia làm 07 phân họ bao gồmAjugoideae, Lamioideae, Nepetoideae, Prostantheroideae, Scutellarioideae,Symphorematoideae và Viticoideae [9], [10]. Các chi lớn nhất thuộc họ này làSalvia, Scutellaria, Stachys, Plectranthus, Hyptis, Teucrium, Thymus, Vitex,Nepeta...Ở Việt Nam đã phát hiện trên 40 chi và kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: