Danh mục

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8

Số trang: 217      Loại file: docx      Dung lượng: 3.88 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh và kiến thức, thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của nhân viên y tế tại Bệnh viện 19-8 năm 2017; Phân tích một số yếu tố liên quan về đặc điểm phẫu thuật, người bệnh, nhân viên y tế và yếu tố môi trường tới thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện 19-8 năm 2017; Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn 2018-2021.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN THÁI HƯNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG,MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TẠI BỆNH VIỆN 19-8 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC2 HÀ NỘI –2024BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN THÁI HƯNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG,MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TẠI BỆNH VIỆN 19-8 Ngành: Quản lý y tế Mã số: 9720801 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. HOÀNG HẢI 2. PGS. TS. TRẦN VĂN SÁUHÀ NỘI –2024 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫnkhoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phầntrong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì saitôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thái Hưng 6MỤC LỤC 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTSTT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 ASA Physical Status Classification System -Hệ thống phân loại tình trạng người bệnh 2 BV Bệnh viện 3 BYT Bộ Y tế 4 CBHT Cán bộ hỗ trợ 5 CS Cộng sự 6 CSHQ Chỉ số hiệu quả 7 CSSK Chăm sóc sức khỏe 8 CSYT Cơ sở y tế10 HQCT Hiệu quả can thiệp11 KSDP Kháng sinh dự phòng12 KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn13 NB Người bệnh14 NKBV NKBV15 NKVM Nhiễm khuẩn vết mổ16 NNIS National Nosocomial Infections Surveillance -Chỉ số nguy cơ nhiễm khuẩn17 NVYT Nhân viên y tế18 PT Phẫu thuật19 SDD Suy dinh dưỡng20 SL Số lượng21 TCYTTG Tổ chức y tế thế giới22 VST Vệ sinh tay 8 DANH MỤC BẢNGBảng Tên bảng Trang DANH MỤC HÌNHHình Tên hình Trang ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn phẫu thuật hiện đang là thách thức tại nhiều cơ sở khám chữabệnh, đặc biệt tại những nước thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình do hạnchế về nguồn lực. Mặc dù phần lớn có thể phòng ngừa được, nhưng nhiễmkhuẩn vết mổ là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, với số lượng lớn nhấttrong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện [1]. Nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng thờigian nằm viện thêm khoảng 10 ngày [2], làm tăng chi phí điều trị và chi phíphẫu thuật từ 300% đến 400% [2], [3], đồng thời tăng tỷ lệ tái nhập viện vàtình trạng sức khỏe gặp nguy hiểm [4]. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên thếgiới dao động từ 1,2 đến 23,6 trên 100 ca phẫu thuật [5], cao hơn ở các nướcđang phát triển so với các nước phát triển [2], và được báo cáo là loại nhiễmkhuẩn bệnh viện thường gặp ở các nước thu nhập thấp và trung bình với tỷ lệnhiễm khuẩn vết mổ trung bình khoảng 11,8 trên 100 ca phẫu thuật [6]. Cácyếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ được chia thành 4 nhóm chính baogồm đặc điểm phẫu thuật, người bệnh, nhân viên y tế và môi trường bệnhviện. Các nhóm yếu tố nguy cơ này thường xuyên đan xen, tác động qua lạilàm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ [7]. Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc tại20 bệnh viện đại diện cho các khu vực trong cả nước (2013), nhiễm khuẩn vếtmổ đứng hàng thứ ba sau nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn tiết niệu [8].Trong số khoảng 2 triệu người bệnh phẫu thuật hàng năm, 5% -10% ngườibệnh mắc nhiễm khuẩn vết mổ, trong đó hơn 90% là nhiễm khuẩn vết mổnông và nhiễm khuẩn vết mổ sâu [7]. Giám sát nhiễm khuẩn vết mổ nhằmcung cấp cơ sở dữ liệu cho các chiến lược phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ,cải thiện chất lượng chăm sóc, điều trị, bảo vệ người bệnh phẫu thuật và giảmchi phí điều trị, giảm sử dụng kháng sinh [9]. Tổ chức Y tế Thế giới đã cung cấp các hướng dẫn phòng ngừa nhiễmkhuẩn vết mổ dựa trên bằng chứng giúp giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ,nhưng vẫn tồn tại những thách thức đáng kể đối với việc triển khai rộng rãicác thực hành này ở các nước đang phát triển [6]. Nhiều nghiên cứu chỉ rarằng khoảng 1/3 nhiễm khuẩn vết mổ có thể phòng ngừa được bởi việc triểnkhai chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp bao gồm việc xây dựnghướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ [7]. Các nghiên cứu đã chứng minhhiệu quả của các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, tuy nhiên việctuân thủ những biện pháp này vẫn còn hạn chế [10], [11]. Việc thực hiệnthành công các chiến lược phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ không chỉ baogồm các biện pháp can thiệp đa phương thức phù hợp với điểm mạnh và điểmyếu của từng bệnh viện, mà vấn đề quan trọng nhất trong việc ngăn ngừanhiễm khuẩn vết mổ là sự tuân thủ toàn diện và tuyệt đối của các nhân viên ytế với các khuyến nghị trong hướng dẫn [12]. Can thiệp tăng cường thực hànhdựa trên quy trình vô khuẩn sẽ giúp giảm nhiễm khuẩn bệnh viện từ đó tăngcường chất lượng dịch vụ y tế của cơ sở y tế. Tại Việt Nam, để cải thiệnnhiễm khuẩn bệnh viện, nhiều chính sách pháp lý cũng được Bộ Y tế banhành liên quan đến hoạt động phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ [7]. Tuynhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống nghiên cứu về các bằng chứng đầy đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: