Danh mục

Luận án tiến sĩ Y học: Xác định ngưỡng giá trị của áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não trong tiên lượng kết quả điều trị tăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻ em

Số trang: 168      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.68 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 168,000 VND Tải xuống file đầy đủ (168 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm Xác định tỷ lệ thành công của đích điều trị áp lực nội sọ dưới 20 mmHg, áp lực tưới máu não trên hoặc bằng 40 mmHg và huyết áp động mạch trung bình trên hoặc bằng 60 mmHg đối với bệnh nhân viêm não cấp nặng ở trẻ em. Xác định ngưỡng giá trị của áp lực nội sọ đối với tiên lượng kết quả điều trị bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Y học: Xác định ngưỡng giá trị của áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não trong tiên lượng kết quả điều trị tăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻ em 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm não cấp là tình trạng nặng và đe doạ tính mạng bệnh nhân. Đây làbệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở nhóm trẻ viêm não nhập khoa Hồi sứccấp cứu với điểm hôn mê Glasgow dưới 8 điểm [1]. Nguy cơ tử vong của nhómnày cao gấp 4,32 lần so với nhóm có điểm hôn mê Glasgow trên hoặc bằng 8điểm [2], tỷ lệ tử vong từ 44,11% đến 57,89% [2],[3]. Đối với bệnh viêm não dovirut, phần lớn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu trừ viêm não do Herpes simplex,nhưng bệnh này cũng phải điều trị sớm trước khi bệnh nhân hôn mê [4], nên điềutrị viêm não chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị tăng áp lực nội sọ (ICP).Điều trị tăng áp lực nội sọ gồm hai mục tiêu là giảm và phòng tăng áp lực nội sọ,tăng tưới máu và ôxy hóa vùng não bị tổn thương. Do vậy phải giám sát và duytrì áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não (CPP) trong một giới hạn nhất định,nhằm đảm bảo khả năng tưới máu não, hạn chế tổn thương não thứ phátsau tổn thương ban đầu cũng như phòng thoát vị não [5],[6]. Khi áp lựcnội sọ tăng, áp lực tưới máu giảm đến một ngưỡng nào đó, thì không còndòng máu não, không còn tưới máu não và kết quả là dẫn đến chết não. Áp lực nội sọ là một yếu tố quyết định đến áp lực tưới máu não và thườngtăng ở bệnh nhân viêm não. Tăng áp lực nội sọ gặp 69% bệnh nhân viêm não dovirut, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân hôn mê với điểm hôn mê Glasgow dưới 8 điểm[5]. Đây là nguyên nhân của chèn ép thân não, suy giảm tuần hoàn não, là mộtnguyên nhân quan trọng gây nên di chứng não và tử vong ở bệnh nhân viêm nãocấp nặng [6]. Theo dõi áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não cho phép các bác sỹ điều trịtheo đích nhằm giảm áp lực nội sọ và hỗ trợ tưới máu não ở bệnh nhân tăng áplực nội sọ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng theo dõi áp lực nội sọ và áp lực tưới máu 2não có thể giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tăng áp lực nội sọ [7],[8]. Tuy nhiên,ngưỡng cần duy trì áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não cũng chưa được thốngnhất, hầu hết các nghiên cứu trên đều ở nhóm trẻ bị chấn thương sọ não, có rất ítcác nghiên cứu được tiến hành ở trẻ viêm não cấp, đặc biệt ở nhóm trẻ viêm nãocấp nặng hôn mê có điểm hôn mê Glasgow dưới 8 điểm. Tại khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ bệnh lý thầnkinh chiếm 17% tổng số bệnh nhân nhập khoa và chủ yếu là viêm não. Đây lànhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng thứ ba ở khoa Hồi sức cấp cứu(chiếm 18,2% tổng số bệnh nhân tử vong) và tỷ lệ tử vong của nhóm này là 40%[9]. Do vậy để xác định giá trị của áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não trongtheo dõi và điều trị bệnh nhân viêm não cấp nặng, chúng tôi thực hiện đề tài:“Xác định ngưỡng giá trị của áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não trongtiên lượng kết quả điều trị tăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻem”, nhằm các mục tiêu sau: - Xác định tỷ lệ thành công của đích điều trị áp lực nội sọ dưới 20mmHg, áp lực tưới máu não trên hoặc bằng 40 mmHg và huyết áp động mạchtrung bình trên hoặc bằng 60 mmHg đối với bệnh nhân viêm não cấp nặng ởtrẻ em. - Xác định ngưỡng giá trị của áp lực nội sọ đối với tiên lượng kết quảđiều trị bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻ em - Xác định ngưỡng giá trị của áp lực tưới máu não đối với tiên lượngkết quả điều trị bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻ em. - Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhântăng áp lực nội sọ do viêm não cấp nặng ở trẻ em. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1. VIÊM NÃO Viêm não là tình trạng viêm tổ chức não do nhiều căn nguyên gây nên,nhưng nguyên nhân chủ yếu là nhiễm khuẩn - thường gặp nhất là do virút.Viêm não cấp do virút là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của nhu mô não, cóthể lan tỏa hay khu trú, thường gặp ở trẻ em [4].1.1.1. Nguyên nhân viêm não virut Nguyên nhân viêm não rất phong phú, tần suất gây bệnh cũng khácnhau và phụ thuộc vào khu vực địa lý. Các nguyên nhân do virút thường gặpnhư: viêm não Nhật Bản, Herpes simplex, Epstein- Barr, Influenza A, Adeno,bại liệt, Coxsackie, Echo, West nile, đường ruột, thủy đậu, St Louis[10],[11],[12]. Theo Lê Văn Tân, Phạm Nhật An thì các căn nguyên virútviêm não hay gặp tại Việt Nam là: viêm não Nhật Bản, Herpes simplex,đường ruột, Dengue [13],[14].1.1.2. Tỷ lệ mắc Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm khó xác định vì không xác định được rõ cănnguyên gây bệnh [15]. Tỷ lệ viêm não hàng năm phụ thuộc vào địa lý, nhưngước khoảng 3,5 đến 7,4 trường hợp viêm não/ 100.000 bệnh nhân. Tại Mỹ,hàng năm có khoảng 20.000 trường hợp viêm não [11]. Trong một nghiên cứukéo dài 10 năm tại Mỹ từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ lệ bệnh nhân nhập việndo viêm não là 7,6 trường hợp trên 100.000 bệnh nhân nhập viện, tăng từ 6,6trường hợp/100.000 bệnh nhân nhập viện vào năm 2000 lên 7,9 trườnghợp/100.000 bệnh nhân nhập viện năm 2010. Tỷ lệ nhập viện do viêm nãocao nhất ở người già và trẻ em dưới 1 tuổi, và thấp nhất ở nhóm 10 đến 14tuổi [10]. 41.1.3. Sinh lý bệnh Đường lây truyền: sau khi virút xâm nhập vào cơ thể qua các conđường khác nhau (đường hô hấp, đường tiêu hoá, qua vết cắn, qua côn trùngđốt…), các virút có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương qua đườngmáu, hạch bạch huyết, dẫn truyền dây thần kinh.... Cơ chế gây tổn thương của tác nhân gây bệnh [4],[16]: Trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương hoặc cơ chế miễn dịch hoặc cảhai cơ chế trên; Các tổn thương cơ bản ở tổ chức thần kinh trung ương; Phù nề tổ chức não (khu trú hoặc lan toả); Xâm nhập tế bào viêm và tăng sinh nội mạc; Xuất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: