Danh mục

Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011

Số trang: 168      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.98 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 168,000 VND Tải xuống file đầy đủ (168 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 của Trần Đăng Khoa nhằm mục tiêu mô tả thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá năm 2009­ - 2010; xác định một số yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa; đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa năm 2010­ - 2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011 0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRẦN ĐĂNG KHOA THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH Y TẾ CÔNG LẬP TẠI HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA NĂM 2009-2011 Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62 72 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Phạm Trí Dũng 2. PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên Hà Nội 11-2013 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Y tế nước ta đang phát triển và chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phát triển đa dạng nhiều thành phần, nhiều loại hình cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB). Tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến thay đổi mô hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB [7]. Ngành Y tế nước ta đang phải đối mặt với thách thức: y tế phải đáp ứng nhu cầu Chăm sóc sức khoẻ (CSSK) ngày càng cao, KCB với kỹ thuật y tế chất lượng cao, song song là phải quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa [8], [118], [113]. Việc đảm bảo công bằng về CSSK cho nhân dân và trong điều kiện nền kinh tế thị trường là một vấn đề cấp bách, thách thức, vừa là một chính sách lâu dài [47], [80], [84]. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống y tế đảm bảo mọi người dân có thể tiếp cận được dịch vụ KCB thiết yếu [2]. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực y tế và có được một hệ thống y tế ổn định, hòa nhập với quá trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đất nước [11]. Nhằm giải quyết vấn đề thiệt thòi và công bằng cho các vùng nghèo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ­CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 (nay là 62) huyện nghèo [25]. Thực hiện Nghị quyết này, Bộ Y tế cùng với các địa phương tăng cường đầu tư hỗ trợ cho y tế các huyện nghèo trong đó có huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa. Y tế huyện, xã nơi cung cấp dịch vụ KCB cơ bản và là nơi người dân có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ KCB, nhất là đối với người nghèo, các huyện, xã vùng sâu vùng xa vì vậy đánh giá được thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại y tế huyện, xã và đề xuất các giải pháp can thiệp sẽ có ý nghĩa rất thiết thực nhất là trong hoạch định chính sách, lập kế hoạch đầu tư nâng cấp y tế cơ sở. Câu hỏi và lý do nghiên cứu Như Xuân có hệ thống y tế đến tận thôn, nhưng thực trạng người dân ở nơi đây tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB ra sao? Giải pháp can thiệp như thế nào để tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB cho người dân? Nhằm tìm hiểu sự tiếp 2 cận và sử dụng dịch vụ KCB công lập của người dân huyện Như Xuân, cung cấp thông tin, cơ sở khoa học cho các giải pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011'. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1­ Mô tả thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá năm 2009­2010. 2­ Xác định một số yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa. 3­ Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa năm 2010­2011. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế ­ văn hoá ­ xã hội mạnh mẽ, các loại hình dịch vụ KCB ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, giúp người dân nhiều quốc gia có nhiều cơ hội lựa chọn loại hình dịch vụ KCB phù hợp với khả năng chi trả [82]. Sự tiếp cận dịch vụ KCB và quyền của mọi người trong chăm sóc y tế là một mục tiêu cần đạt được của chính sách y tế quốc gia [48]. Phấn đấu đạt đến sự công bằng hơn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB là vấn đề cốt yếu trong hoạch định các chính sách, các kế hoạch đầu tư trong y tế [108]. Để nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB, phần tổng quan tài liệu tập trung tìm hiểu các vấn đề chính: một số vấn đề ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân; hiện trạng hệ thống y tế và khả năng cung ứng dịch vụ KCB của hệ thống y tế; công bằng trong chăm sóc sức khỏe và thách thức; một số chính sách y tế để đảm bảo sự công bằng hơn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB; một số nghiên cứu liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB; đầu tư cho cơ sở y tế; khung lý thuyết về mô hình đầu tư cho y tế hiện nay. Trước khi đi vào tìm hiểu các nội dung về tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB, một số thuật ngữ trong nghiên cứu được hiểu như sau: 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ: Các khái niệm và thuật ngữ dưới đây trong nghiên cứu được hiểu như sau: - Khám bệnh: là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp đã được công nhận [50]. - Chữa bệnh: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho ngư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: