Danh mục

Luận văn: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN GIÁ TRỊ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TẠI HUYỆN CHƯ PƯH TỈNH GIA LAI

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 279.43 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hạt cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản đem lại kim ngạch xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong các nước sản xuất cà phê trên thế giới, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai. Riêng cà phê Robusta, Việt Nam đứng trên cả Brazil và trở thành nhà xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn:ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN GIÁ TRỊ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TẠI HUYỆN CHƯ PƯH TỈNH GIA LAI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM QUANG BÚTẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN GIÁ TRỊ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TẠI HUYỆN CHƯ PƯH TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thế Giới Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2: PGS.TS. Lê Hữu Ảnh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 02tháng 03 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hạt cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nôngsản đem lại kim ngạch xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong cácnước sản xuất cà phê trên thế giới, Việt Nam đã vươn lên đứng thứhai. Riêng cà phê Robusta, Việt Nam đứng trên cả Brazil và trởthành nhà xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới. Chỉ trongvòng 9 năm, từ 1994 đến 2002, cây cà phê đã tạo công ăn việc làmtrực tiếp cho khoảng 600 nghìn người và gián tiếp cho khoảng mộttriệu người (Phan Sỹ Hiếu, 2004). Mặc dù khối lượng xuất khẩu càphê vối của Việt Nam đã đạt đến mức cao nhưng lại vấp phảinhững vấn đề nan giải liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn. TheoVICOFA (2007), cà phê bị loại thải có nguồn gốc từ Việt Namchiếm 6 6 % trong tổng số cà phê xuất khẩu của thế giới. Rất nhiềulô hàng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam đã bị từ chối nhập tại cảngcủa các nước do vấn đề về chất lượng hoặc nếu khách hàng đồng ýnhập thì chúng ta phải chịu giá thấp. Nguyên nhân của tình trạngnày là do ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, cà phê ít được chế biếnướt, chỉ tập trung theo phương pháp cổ truyền như phơi khô, xát vỏnên màu sắc cà phê nhân không đẹp, tỷ lệ hạt bị dập, vỡ cao, đó làchưa kể trong vụ thu hoạch do gặp mưa nhiều ngày cà phê được háivề đổ thành đống không có sân phơi làm cà phê bị ẩm mốc, hạtnhân cà phê bị đen dẫn đến chất lượng kém. Hơn nữa, việc sử dụngcác yếu tố đầu vào và phối hợp sử dụng các yếu tố này của các hộgia đình thiếu khoa học làm kích cỡ hạt cà phê không đồng đều, chấtlượng thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải có thêm nhữngnghiên cứu thực tiễn về sử dụng các yếu tố đầu vào của cây cà phê 2để giúp các hộ dân vừa nâng cao năng suất, sản lượng cà phê vừanâng cao được chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh ngànhhàng này, từ đó sẽ nâng cao tính cạnh tranh, kim ngạch xuất khẩucủa cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Cây cà phê trồng ở nước ta bao gồm cà phê vối chiếm 90%diện tích, cà phê chè 9% và cà phê mít 1%. Cây cà phê chè ưasống ở vùng núi cao và thường được trồng độ cao từ 1000-1500m,nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000mm. Cà phê vốiưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp dưới 1000m, nhiệt độkhoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000mm và cần nhiều ánhsáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè. Tại Việt Nam, diện tích càphê vối chiếm đa số do cây phù hợp điều kiện thời tiết, khí hậu đồngthời do chúng có sức sinh trưởng tốt và kháng được bệnh. Còn càphê chè lại rất mẫn cảm với các bệnh như bệnh gỉ sắt, bệnh khôcành, khô quả, nên không được các hộ dân chọn trồng. Với những đặc tính, đặc điểm cây cà phê như vậy, các tỉnhTây Nguyên được xem là nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phùhợp nhất để trồng cà phê vối. Kể từ khi được các cơ quan hữu quanqui hoạch, tập trung phát triển, cà phê đã trở thành mặt hàng xuấtkhẩu chính của các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai.. Trong các tỉnh Tây Nguyên, Đăk Lăk là tỉnh trồng cà phêsớm nhất, có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt, nên năng suấtcà phê đạt cao nhất trong vùng, trong khi G i a L a i là tỉnh trồng càphê muộn, các hộ dân thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chămsóc cà phê, mức độ đầu tư thâm canh thấp, trình độ sản xuất, ứngdụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất, chất lượng vàhiệu quả đạt được không cao. Nhìn chung, các hộ nông dân tại GiaLai chủ yếu trồng cà phê tự phát từ 1995 đến nay với diện tích nhỏ lẻ 3từ 1 – 2 ha, sản lượng bình quân chung toàn tỉnh chỉ trên 2 tấn/ha.Mặc dù vậy, cây cà phê vẫn được xem là cây công nghiệp thếmạnh của tỉnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đem lại thu nhập chorất nhiều hộ nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số,đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ và góp phần vào tăng trưởng GDPhàng năm của tỉnh. Để có thể trồng cà phê đạt hiệu quả kinh tế thì việc nghiêncứu tác động của các yếu t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: