Danh mục

LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai

Số trang: 99      Loại file: pdf      Dung lượng: 832.70 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 99,000 VND Tải xuống file đầy đủ (99 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng Nhà nước theo định hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước cộng ḥòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng lần đầu tiên được đề cập tới tại Nghị quyết Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII và được ghi nhận chính thức tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Chủ trương này được Nhà nước thể chế hóa tại điều 2,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai LUẬN VĂN:Áp dụng pháp luật trong xét xử ánhình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng Nhà nước theo định hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củadân, do dân, vì dân là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước cộng ḥòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảnglần đầu tiên được đề cập tới tại Nghị quyết Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VIIvà được ghi nhận chính thức tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Chủ trương này đượcNhà nước thể chế hóa tại điều 2, Hiến pháp năm 1992: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp [37]. Trong Nhà nước pháp quyền, tư pháp có vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo chocác đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thực hiện đầy đủ, toàndiện. Vì vậy, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hoạt động tư phápnói chung và của ngành Tòa án được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong nền tư pháp Việt Nam, Tòa án được xác định là trụ cột, hoạt động của Tòaán là nơi thể hiện rõ nhất chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống cơ quan tư phápnói chung và quyền lực nhà nước nói riêng. Để cải cách, nâng cao chất lượng hoạt độngcủa Tòa án, trong đó trọng tâm là hoạt động xét xử là khâu đột phá của quá trình cải cáchtư pháp nước nhà trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vìvậy, cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan Tư pháp trong đó cóngành Tòa án là một đ ̣òi hỏi có tính cấp bách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạnhiện nay. Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụtrọng tâm của công tác Tư pháp trong thời gian tới” đã nhận định:Chất lượng công tác tư pháp nhìn chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi củanhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; vi phạm cácquyền tự do, dân chủ công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nướcvà các cơ quan Tư pháp [5]. Nghị quyết 49 - NQ/ TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cáchTư pháp đến năm 2020, xác định mục tiêu chiến lược là: Xây dựng nền tư pháp trongsạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụnhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâmlà hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao [6]. Hoạt động xét xử của Toà án thực chất là hoạt động áp dụng pháp luật. Các quyếtđịnh và bản án của Toà án đều phải dựa vào Hiến pháp và Luật của Quốc hội, vì đó lànhững hoạt động áp dụng pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và áp dụngpháp luật trong hoạt động xét xử án Hình sự của ngành Toà án nói riêng là nhiệm vụ chủyếu và thường xuyên của ngành Toà án. Hoạt động xét xử có hiệu quả và đúng pháp luậtvừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm, vừa là đạo đức của người cán bộ Toà án nói chungvà của người Thẩm phán nói riêng. Những năm vừa qua, tình hình tội phạm trên cả nước nói chung và tỉnh Lào Cainói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, tính chất mức độ và hậu quả của tội phạm ngàycàng nghiêm trọng, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi xảo quyệt hơn. Quá trình áp dụngpháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã đạtđược nhiều kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh trật tự và antoàn xã hội tại địa phương; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củacác tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luậttrong hoạt động xét xử của ngành Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai vẫn còn có những hạnchế nhất định. Tình trạng các bản án, quyết định của ngành Toà án nhân dân tỉnh Lào Caivẫn còn có những sai sót bị cấp phúc thẩm, giám đốc sửa án, huỷ án, nên đã phần nào ảnhhưởng đến uy tín của ngành Toà án, ảnh hưởng đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủnghĩa. Trước tình hình đó đã đặt ra những yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài để khôngngừng nâng cao chất lượng xét xử trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp theo địnhhướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Từ thực trạng áp dụng pháp luật như trên, bản thân tác giả cũng là một công chứchiện đang công tác tại ngành Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai, mong muốn được đónggóp tiếng nói và suy nghĩ của mình vào việc tìm ra những nguyên nhân dẫn đến nhữngsai sót trong các bản án, quyết định, đề xuất những giải pháp dưới góc độ lý luậnchung góp phần hạn chế những sai só t về áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử ánhình sự của Toà án nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy, em chọn đề tài: Áp dụng pháp luậttrong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai làm đề tài luận văn thạcsỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử ánhình sự luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đã có rất nhiều côngtrình nghiên cứu có giá trị được công bố kết quả nghiên cứu về vấn đề áp dụng pháp luậttrong xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân. Những công trình đó đã góp phần rất quantrọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử của cơ quan Tòa án, nhất là trong giai đoạnthực hiện cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là các côngtrình: - Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Xuân Thân: Áp ...

Tài liệu được xem nhiều: