Danh mục

LUẬN VĂN: Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc

Số trang: 101      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.54 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 101,000 VND Tải xuống file đầy đủ (101 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giá trị bản sắc văn hóa dân tộc được coi là tấm giấy thông hành để mỗi con người bước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hóa. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc LUẬN VĂN: Báo chí với việc tuyên truyềngiá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giá trị bản sắc văn hóa dân tộc được coi là tấm giấy thông hành để mỗi con ngườibước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này càng có ý nghĩa quantrọng khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với thế giớitrong xu thế toàn cầu hóa. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, nhữngtinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thànhnhững nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Xét về bảnchất, lịch sử dân tộc ta ngay từ thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chốngngoại xâm để dành và giữ nền độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng nhất củabản sắc văn hóa dân tộc, đó là tinh thần yêu nước thương nòi. Chủ nghĩa yêu nước củavăn hóa dân tộc ta không chỉ biểu lộ ở lòng dũng cảm, đức hy sinh mà còn ở tinh thầnđoàn kết, nhân ái, yêu thương con người, ý thức bảo vệ nhân phẩm, giữ gìn đạo lý. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, văn hóa Việt Nam đã vượt qua thế bị động đểtiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc của mình. Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng mặttrận văn hóa mà cốt lõi của nó là bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn 80 năm qua định hướngdân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những văn kiện của Đảng về văn hóa, vănnghệ. Nghị quyết 5 của Ban chấp TW khóa VIII đã đánh dấu bước phát triển mới vềđường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng. Với phương hướng chung của sự nghiệp vănhóa n ước ta là Xây dựng và phát triển nền văn hóa V iệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa v ăn h óa nhân loại, làm c ho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người… tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao … [31, tr.54] Có thể nói Nghị quyết TW V l à nguồn cảm hứng, nâng cao tinh thần củanhân dân ta bước vào th ế kỷ mới, làm cho văn h óa vừa là mục tiêu, vừa là đ ộng lựccủa sự phát triển đất n ước. Nghị quyết cũng chỉ rõ “ nền văn hóa Việt Nam là nền vănhóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [31, tr.57]. Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đườngbiên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốcphòng, được coi là “phên dậu” của tổ quốc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đâyđã diễn ra nhiều trận đánh và chiến dịch quân sự ác liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Điện BiênPhủ chấn động địa cầu năm xưa. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núicao chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đến 1500m dài tới180km, rộng 30km, với một số đỉnh núi cao trên 3000m, vùng Tây Bắc có 2 con sông lớnđó là sông Đà và sông Thao (Tức là sông Hồng). Thượng nguồn của sông Mã cũng trên vùngTây Bắc. Với đặc điểm địa hình như vậy đã tạo nên cho vùng Tây Bắc không gian văn hóadân tộc đặc sắc, nổi bật nhất là văn hóa dân tộc Thái với những điệu múa xòe uyển chuyển,quyến rũ với trang phục dân tộc độc đáo, kín đáo nhưng gợi cảm, với những trái Còn, trái PaPao chao liệng khi xuân đến, Và với những phiên chợ tình thơ mộng, lãng mạn của dân tộcMông...Ngoài ra vùng Tây Bắc còn có gần 30 dân tộc anh em các dân tộc thiểu số, sốngđoàn kết hòa thuận muôn đời bên nhau. Vùng Tây Bắc Việt Nam có một nền văn hóa cội nguồn đa dạng, độc đáo, đượckết tinh từ đời này sang đời khác. Đó là một trong những nội lực to lớn của đất nước.Nhưng hiện nay, giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc đang xuất hiện xuhướng bị đồng hóa về văn hóa, từ nghi thức sinh hoạt, lễ hội tín ngưỡng, phong tục tậpquán, đến những bộ trang phục truyền thống các dân tộc giờ đây ít được lớp trẻ chuộngdùng, tiếng nói riêng của từng dân tộc cũng bị pha trộn, nhiều lớp trẻ không biết nói củadân tộc mình. Âm nhạc, những làn điệu dân ca cũng bị xem thường hoặc chỉ là thú vuicủa người cao tuổi...do đó, “Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống vàxây dựng những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số”[31, tr.65] cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà nghị quyết Trung ương Vkhóa VIII của Đảng cũng đã đề cập tới. Với vai trò là một kênh thông tin quan trọng, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sự nghiệpphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đảng bộ, chính quyền cáctỉnh vùng Tây Bắc, hệ thống báo chí đã có những đóng góp tích cực trong việc tuyêntruyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đông đảo nhândân góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hó ...

Tài liệu được xem nhiều: