Danh mục

LUẬN VĂN: Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của mô hình làng sinh thái tại xã Xuân Đám thuộc huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 528.12 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình nghị sự 21 đã khuyến nghị các quốc gia nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển bền vững cộng đồng phù hợp với đặc thù của quốc gia mình. Năm 1993 tại hội nghị quốc tế về phát triển bền vững trên cơ sở làng ấp ở Collins đã đưa ra mô hình làng sinh thái. Đây được coi như là một phương pháp để đối phó với nghèo đói hướng tới phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đặc trưng cơ bản của thời đại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của mô hình làng sinh thái tại xã Xuân Đám thuộc huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng LUẬN VĂN: Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của mô hình làng sinh thái tại xã XuânĐám thuộc huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng Phần mở đầu Chương trình nghị sự 21 đã khuyến nghị các quốc gia nghiên cứu, xây dựng các môhình phát triển bền vững cộng đồng phù hợp với đặc thù của quốc gia mình. Năm 1993 tạihội nghị quốc tế về phát triển bền vững trên cơ sở làng ấp ở Collins đã đưa ra mô hìnhlàng sinh thái. Đây được coi như là một phương pháp để đối phó với nghèo đói hướng tớiphát triển bền vững. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đặc trưng cơ bản của thời đạivà là quốc sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam coi phát triển bền vữnglà sự nghiệp của toàn dân trong đó “Phát triển bền vững nông thôn miền núi” đượcđặc biệt quan tâm và trở thành chính sách ưu tiên. Việc xây dựng mô hình làng sinh tháilà một trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững nông thôn Việt Nam. Mô hình làng sinh thái đã được xây dựng ở nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam; đãcó rất nhiều mô hình làng sinh thái được xây dựng ở nhiều địa phương trên toàn quốc vớinhững đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau như : mô hình làng sinh thái đất dốc ởBa Vì - Hà Tây; mô hình làng sinh thái trên vùng cát ven biển ở Triệu Vân - Triệu Phong- Quảng Trị; mô hình làng sinh thái vùng úng ngập ở Xuân Lâm -Tĩnh Gia - Thanh Hoá... Thực tế đã cho thấy rõ ràng lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môitrường mà các mô hình này đem lại. Mục đích khi xây dựng làng sinh thái là tạo môitrường trong lành cho sức khoẻ của con người như: nâng cao chất lượng nước, không khícảnh quan, chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư đồng thời góp phần vào việc giáodục, nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Thôn Tùng Ruộng - xã Xuân Đám - huyện Cát Hải - Hải Phòng là một địa điểmđược chọn để xây dựng mô hình làng sinh thái cho khu vực miền núi và ven biển. Việcthực hiện mô hình ở dây có thể trở thành mô hình điểm để nhân rộng cho các vùng kháctrên cả nước. Việc thực hiện mô hình là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước vềxã hội hoá bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thựchiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môitrường của mô hình làng sinh thái tại xã Xuân Đám thuộc huyện Cát Hải- thành phốHải Phòng” là rất cần thiết nhằm nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn hiệu quả kinhtế xã hội và môi trường của mô hình để có thể nhân rộng mô hình trên cả nước một cáchhiệu quả nhất. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình làng sinh thái với những đặc trưng, vaitrò trong việc giải quyết vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho một cộngđồng dân cư trên khu vực miền núi và ven biển. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thôn Tùng Ruộng-xã Xuân Đám- huyện Cát Hải-thành phố Hải Phòng. Mô hình bước đầu sẽ được nhân rộng ra toàn xã Xuân Đám Nội dung nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu mô hình làng sinh thái ở thôn TùngRuộng - xã Xuân Đám-huyện Cát Hải- Hải Phòng và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môitrường của mô hình. Các phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng một số phương pháp sau: - Thu thập tài liệu số liệu về mô hình từ các - Phân tích và tổng hợp lại tài liệu, số liệu. - Khảo sát thực tế tại thôn Tùng Ruộng - xã Xuân Đám - huyện Cát Hải - Hải Phòng. - Phương pháp đánh giá chi phí - hiệu quả.Kết cấu của đề tài gồm có 4 chương:Chương I: Những lí luận chungChương II: Mô hình làng sinh thái tại thôn Tùng Ruộng xã Xuân Đám - Cát Hải - HảiPhòng.Chương III: Đánh gia hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường của mô hìnhChương IV: kết luận và kiến nghị Chương I : Những lí luận chung I. Phát triển bền vững. Sau 20 năm tìm tòi nghiên cứu, Hội nghị quốc tế của Liên Hợp Quốc về môi trườngsống, tại Stôckhôm năm 1972 đã nêu lên sự đe doạ của môi trường sống với cuộc sốngcủa nhân loại. Hội nghị nguyên thủ các quốc gia của hơn 170 nước trên thế giới họp vàotháng 6/1992 tại Rio de Janeiro ( Brazin ) đã nhất trí lấy “phát triển bền vững” làm mụctiêu của nhân loại trong thế kỷ XXI.1. Khái nịêm về phát triển bền vững. Theo Hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển thì “Phát triển bền vững là sựphát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thé hệtương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm nghèo đói và khaithác tài nguyên cho phát triển đồng thời ngăn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: