Danh mục

LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 626.43 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 29,500 VND Tải xuống file đầy đủ (59 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay trước xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại.Thì các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, luôn gặp phải những khó khăn lớn về vốn, công nghệ, kỹ thuật... Và Việt Nam cũng là một trong những nước đang phát triển đó. Do đó để thực hiện mục tiêu của mình, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Lời nói đầu Ngày nay trước xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoávà tự do hoá thương mại.Thì các nước đang phát triển trong quá trình thực hiệnCông nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, luôn gặp phải những khó khăn lớn vềvốn, công nghệ, kỹ thuật... Và Việt Nam cũng là một trong những nước đang pháttriển đó. Do đó để thực hiện mục tiêu của mình, Đảng và nhà nước ta đã khẳngđịnh “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuấtkhẩu và thay thế nhập khẩu. Để thực hiện được chiến lược phát triển này chúng ta phải phát triển nhanhmạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, cókhả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ítvốn, thu hút nhiều lao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuấtkhẩu, trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài thu hút các nguồnlực bên ngoài, tích cực chủ động, mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế. Với ngành dệt may Việt nam là một ngành hàng truyền thống, lâu đời ởViệt nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế nước ta. Sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu khôngngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện chokinh tế phát triển , góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, thu hút nhiều laođộng và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó EU là một thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng trongThương mại quóc tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định. Vìvậy việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trườngEU là vấn đề cần thiết và lâu dài trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuynhiên hoạt động xuất khẩu này trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập vì thế màhiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn này: Đềtài “Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ViệtNam sang thị trường EU”đã được chọn làm đề tài nghiên cứu. * Mục đích ngiên cứu của đề tài: Là thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việtnam sang thị trường EU. * Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt mayViệt Nam và thị trường EU. Nội dung nghiên cứu:  Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU.  Đưa ra các giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị đối với nhà nước.  Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh... Kết cấu đề tài gồm 3 chương: - Chương I: Lí luận chung về hoạt động xuất khẩu. - Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. - Chương III: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. Chương I Những vấn đề cơ bản và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế Việt Nam I/ khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là một bộ phận cơ bản của hoạt động ngoại thương, trong đóhàng hoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Vì vậy khi nghiên cứu dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thìxuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vàolĩnh vực kinh doanh quốc tế. Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ củamình ra nước ngoài. Do vậy mà xuất khẩu được xem như chiến lược kinh doanhquốc tế quan trọng của các công ty. Xuất khẩu còn tồn tại ngay cả khi công ty đãthực hiện được các hình thức cao hơn trong kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân khuyến khích các công ty thực hiện xuất khẩu trongđó có thể là: - Sử dụng khả năng vượt trội (hoặc những lợi thế) của công ty. - Giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sảnxuất. - Nâng cao được lợi nhuận của công ty. - Giảm được rủi ro do tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu. Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi các quy định, rào cản..., hay nănglực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chưa đủ thực hiện các hình thức caohơn, thì hình thức xuất khẩu được lựa chọn, vì ở xuất khẩu lượng vốn ít hơn, rủi rothấp hơn và thu được hiệu quả kinh tế trong thời gian ngắn. 2. Các hình thức của hoạt động xuất khẩu. a) Xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanhnghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, xuất khẩu ranước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Ưu điểm của hình thức này là lợi nhuận thu được của các doanh nghiệpthường là cao hơn các hình thức khác, có thể nâng cao uy tín của mình thông quaquy cách và phẩm chất hàng hoá, có thể tiếp cận trực tiếp thị trường, nắm bất đượcnhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn lớn đểsản xuất hoặc thu mua và rủi ro kinh doanh là rất lớn. b) Xuất khẩu gia công uỷ thác. Theo hình thức này các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng ranhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp gia công, sau đó thuhồi thành phẩm để xuất khẩu cho bên nước ngoài. Doanh nghiệp này sẽ đượchưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các doanh nghiệp trực tiếp chế biến. Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng vẫnthu được lợi nhuận, ít rủi ro, việc thanh toán được bảo đảm vì đầu ra chắc chắn.Bên cạch đó nó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: