Danh mục

LUẬN VĂN: Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Số trang: 118      Loại file: pdf      Dung lượng: 910.14 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 118,000 VND Tải xuống file đầy đủ (118 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bộ máy Nhà nước ta, Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho nhân dân địa phương trong việc thực thi quyền lực Nhà nước ở địa phương. Với tính chất đó, HĐND nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực nhân dân, phát huy dân chủ, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Vì vậy, nâng cao năng lực hoạt động của HĐND các cấp là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên LUẬN VĂN: Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dâncấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bộ máy Nhà nước ta, Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực Nhànước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho nhân dân địa phươngtrong việc thực thi quyền lực Nhà nước ở địa phương. Với tính chất đó, HĐND nước tacó vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực nhân dân, phát huy dân chủ,đảm bảo hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Vì vậy, nâng cao nănglực hoạt động của HĐND các cấp là một trong những nhiệm vụ rất cơ bản của quá trìnhxây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước nói riêng, của sự nghiệp đổi mới đất nước tahiện nay nói chung. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: Nâng cao chất lượng của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo [19, tr.127]. Triển khai tinh thần đó, Nghị quyết Trung ương 5, khoá X đã đề xướng chủ trươngthực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồmg nhân dân huyện, quận, phường. Qua thí điểm,sẽ tổng kết, đánh giá và xem xét thực hiện chính thức chủ trương này, cùng với việc xemxét sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Ngày 14/11/2008 Quốc hội khoá XII đã thông qua 02 nghịquyết liên quan đến yêu cầu củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐND như:Nghị quyết số 25/2008/QH 12 ngày 14/11/2008 về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động 2004-2009 của HĐND các cấp. Tại điều 1 của nghị quyết quy định kéo dài nhiệm kỳ hoạt động2004-2009 của HĐND và Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp cho đến kỳ họp thứ nhất củaHĐND các cấp khoá sau vào năm 2011 và Nghị quyết số 26/2008/QH 12 ngày 14/11/2008về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Đó chính là những độngthái mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước nhằm hiện thực hoá các quan điểm tổ chức và hoànthiện chính quyền địa phương. Những động thái này vừa là tiền đề chính trị quan trọng, vừadự báo trước những thành công của quá trình đổi mới. Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp có thể được triển khai từ nhiềukhâu, với nhiều cấp độ. Một trong những hướng của sự đổi mới chính là yêu cầu khôngngừng nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND mà trước hết là ở cấp cơ sở - cấp xã. Cơsở lý giải cho yêu cầu này xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ đại biểuHĐND cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, là cấp mà mỗi động thái của đại biểu HĐND đềutác động trực tiếp tới người dân, đều có khả năng gây ra những hệ quả hoặc tích cựchoặc tiêu cực tới thái độ và lòng tin của nhân dân vào chế độ xã hội, chế độ nhà nước. Nhu cầu nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND cấp xã lại càng trở nên cấp báchnếu đặt trong bối cảnh thực trạng chất lượng của đại biểu HĐND xã trên phạm vi cả nướcnói chung, ở từng địa bàn cụ thể nói riêng. Có thể lấy địa bàn huyện Kim Động, tỉnhHưng Yên là một ví dụ điển hình. Thực tế trong những năm qua chất lượng của đại biểuHĐND cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã đạt được một số kết quả đáng khíchlệ như các đại biểu HĐND đã được nâng cao về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức,đặc biệt là về kỹ năng công tác trong hoạt động đại biểu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạtđộng của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém nhưchưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo luật định, vai trò đại diện nhândân của từng đại biểu còn hạn chế. Do vậy, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND cấp xãtrên địa bàn này là một yêu cầu cần thiết. Trong bối cảnh đó, hoạt động nghiên cứu lại chưa được triển khai đúng mức khiếncho nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cấpxã còn bị bỏ ngỏ. Đề tài luận văn“Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ởhuyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên” được lựa chọn chính là nhằm góp phần khắc phụckhoảng trống trong hoạt động nghiên cứu, góp thêm căn cứ để xây dựng các luận cứkhoa học cho việc nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND cấp xã ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây đã có nhiều cuốn sách, bài viết và một số đề tài khoahọc đề cập thực trạng và các giải pháp liên quan đến chất lượng, năng lực của đại biểuHĐND cấp xã. Có thể nêu một số công trình điển hình sau: - “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam” doPGS.TS. Lê Minh Thông, PGS. TS Nguyễn Như Phát đồng chủ biên, Nxb Chính trị Quốcgia Hà Nội, 2002. Trong công trình này, các tác giả đã đề cập nhiều khía cạnh lý luận và thựctiễn về chính quyền ở Việt Nam trong đó có chương IV bàn tập trung về tổ chức chính quyềncơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay. - “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam”do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2004.Trong tác phẩmnày tác giả tập trung phân tích và kiến nghị về mô hình tổ chức và hoạt động của chínhquyền địa phương trong đó đặc biệt chú ý đến mô hình của Hội đồng nhân dân cấp xã. - “Phương thức và kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân trongchương trình tập huấn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 1999 – 2004” doPGS.TS Bùi Thế Vĩnh chủ biên, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2000. Với công trìnhnày lần đầu tiên, những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về phương thức và kỹ nănghoạt động của đại biểu Hội đồng nhân đã được đặt ra nghiên cứu một cách tương đốisâu sắc - “ Hệ thống chính trị cơ sở. Thực trạng và một số giải pháp đổi mới” do TS.ChuVăn Thành chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004. Các tác giả đã nghiên cứu,khảo sát có hệ thốn ...

Tài liệu được xem nhiều: