Danh mục

Luận văn Chi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp quản lý chi phí x kinh doanh tại xí nghiệp 24

Số trang: 63      Loại file: pdf      Dung lượng: 555.77 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 31,500 VND Tải xuống file đầy đủ (63 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quản trị tài chính là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô. Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc tồn tại và phát triển là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, trong đó lợi nhuận là động lực chính hướng dẫn và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn có lợi nhuận, cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Chi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp quản lý chi phí x kinh doanh tại xí nghiệp 24 Luận vănChi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp quản lý chi phí x kinh doanh tại xí nghiệp 24 LỜI MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quản trị tàichính là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý kinh tế cả về mặt vĩmô và vi mô. Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc tồn tại và phát triển làvấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, trong đó lợi nhuận là động lực chínhhướng dẫn và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Muốn có lợi nhuận, cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phảithường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất. Do đó công tác quản lý chi phílà công việc trọng tâm và luôn được xoay quanh trước các quyết định quảntrị tài chính. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường có điềutiết và cạnh tranh, khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất một sản phẩmnào đó doanh nghiệp luôn phải tính đến lượng chi phí bỏ ra và kết quả thuvề. Doanh nghiệp có tồn tại hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp cóđảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất hay không.Nghĩa là doanh nghiệp phải tính toán hợp lý chi phí sản xuất và thực hiệnquá trình sản xuất theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Chi phí và giá thành là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kếtquả việc quản lý sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn. Phấn đấu tiết kiệm chiphí sản xuất là mục tiêu hàng đ ầu của mọi doanh nghiệp và cũng là vấn đềquan tâm của to àn xã hội. Vì vậy, công tác quản lý chi phí sản xuất kinhdoanh là khâu quan trọng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời chính xác vềkết quả hoạt động sản xuất, đáp ứng cho việc ra quyết định quản lý, là yếu tốđảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, tăng trưởng vàphát triển nền kinh tế nói chung. Sau một thời gian thực tập tại xí nghiệp 24 - xí nghiệp thành viên củaCông ty 22 - TCHC - BQP, tìm hiểu được thực trạng quản lý kinh tế của xínghiệp kết hợp với những nhận thức của bản thân về tầm quan trọng cả côngtác quản lý chi phí sản xuất, em đã lựa chọn đề tàiChi phí sản xuất kinhdoanh và các biện pháp quản lý chi phí x kinh doanh tại xí nghiệp 24 choluân văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương. Chương I: Một số lý luận cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh vàquản lý chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tếthị trường. Chương II: Thực trạng về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanhtại xí nghiệp 24 những năm qua. Chương III: Một số vấn đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý chiphí sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp 24. CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1. Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường dướisự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phần lớn doanhnghiệp đã từng bước thích ứng với hoàn cảnh mới, không những thế còn gópphần đáng kể vào việc ổn định kinh tế xã hội, đưa nền kinh tế ra khỏi khủngho ảng. Điều đó càng chứng tỏ sức mạnh vật chất của các doanh nghiệp, đặcbiệt là doanh nghiệp Nhà nước trong việc giúp Nhà nước điều tiết và hướngdẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả bước đầu, đứng trước những tình thế mới,thời cơ và thách thức mới, các doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều yếu kém. Mốcthời gian hội nhập đang đến gần, trong khi đó nhiều doanh nghiệp vẫn hoạtđộng theo lối chờ đợi sự bảo hộ của Nhà nước, chưa chủ động chuẩn bị khẩntrương những biện pháp sách lược sản xuất kinh doanh cụ thể cho doanhnghiệp mình để thích ứng với lịch trình đ ã và sẽ cam kết. Rõ ràng doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìmcách tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm,tăng chất lượng hàng hoá bán ra để tăng sức cạnh tranh, từng bước chiếmlĩnh thị trường trong nước và trên thế giới. Vì vậy để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, doanh nghiệptất yếu phải đặt công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh vào vị trí trọngtâm then chốt. Bởi quản lý chi phí, giá thành sản phẩm sẽ tạo điều kiện đểdoanh nghiệp đi vào ho ạt động kinh doanh có lãi, thực hiện những mục tiêuđề ra. 1.1.2. Những tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt độngcủa doanh nghiệp Trong xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nóiriêng không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại biệt lập. Thực tế hiển nhiênlà khi muốn thành đạt, doanh nghiệp không chỉ phải nắm vững nguồn lựcbên trong mà còn phải nắm vững cả nguồn lực bên ngoài để có thể tận dụngđược các cơ hội kinh doanh. Các nguồn lực bên ngoài đó chính là môitrường kinh doanh. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, tác động của môitrường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp có những nét cơ bản sau: * Theo pháp luật quy định, các doanh nghiệp có quyền tự chủ trongsản xuất kinh doanh, tự hạch toán đảm bảo lấy thu bù chi và không có sựphân biệt các thành phần kinh tế. Điều đó một mặt tạo ra môi trường kinhdoanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mặt khác gắn hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp với kết quả cuối cùng, khuyến khích các doanh nghiệpnăng động hơn trong khai thác triệt để khả năng tiềm tàng giảm thiểu chi phí,nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu sự chiphối mạnh mẽ bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giátrị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Bản chất của quy luật giá trị là sự trao đổi ngang ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: