Thông tin tài liệu:
Luận văn: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay được nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết yêu cầu thực tế về hoàn thiện chính sách BHTN ở nước ta hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay LUẬN VĂN: Chính sách bảo hiểm thấtnghiệp ở Việt Nam hiện nay Mở đầu 1. Tính cần thiết của đề tài Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giớiphải đương đầu. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là một hiện tượng khách quan vànó được biểu hiện như một đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường. Tác động của thấtnghiệp đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia là rất lớn, nóđẩy người lao động bị thất nghiệp vào tình cảnh túng quẫn, lãng phí nguồn lực xã hội, làmột trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Thất nghiệp gia tănglàm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, các tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng làm băng hoạicác giá trị đạo đức, văn hóa của gia đình và xã hội. Thất nghiệp dẫn đến những thiệt hạinghiêm trọng về thu nhập kinh tế quốc dân, sự lãng phí nguồn nhân lực do tỷ lệ thất nghiệpcao đi liền với sự giảm sút thu nhập do không sản xuất. Đồng thời, thất nghiệp còn làm tăngchi tiêu của Chính phủ, của doanh nghiệp và xã hội cho các trợ cấp thất nghiệp và các chiphí có liên quan như chi phí đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, dịch vụ việc làm. Vì vậy, hạnchế thất nghiệp và đảm bảo ổn định đời sống người lao động trong trường hợp bị thấtnghiệp là mục tiêu chung của các quốc gia và các tổ chức quốc tế và khu vực. Nước ta, tuy mới bước vào nền kinh tế thị trường nhưng thất nghiệp đã, đang và sẽlà vấn đề cấp thiết mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội phải tập trung giải quyết. Nhận thức được điều này, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngay từ rất sớm,Đảng ta đã khẳng định Từng bước hình thành quỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị, đảmbảo công ăn việc làm cho dân là mục tiêu hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành cănbệnh kinh niên… (Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, năm 1996). Tiếp đó, vấn đề thấtnghiệp và bảo trợ thất nghiệp đã được khảng định lại trong nhiều văn kiện của Đảng vàđược cụ thể hoá bằng nhiều chính sách đối với vấn đề này. Đặc biệt, Bộ luật Lao động vàLuật Bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời là những văn bản pháp lý quan trọng của chính sáchbảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ở Việt Nam. Từ 01/01/2009, Việt Nam chính thức thực hiệnBHTN. Qua gần hai năm thực hiện, chính sách BHTN đã đạt được những kết quả bướcđầu. Tuy nhiên, chính sách đó đang còn những bất cập và gặp khó khăn trong quá trìnhthực hiện. điều đó cho thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam làmột yêu cầu cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy đề tài Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ởViệt Nam hiện nay được nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết yêu cầu thựctế về hoàn thiện chính sách BHTN ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn - Tình hình nghiên cứu ngoài nước Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thờicũng là hai vấn đề nan giải và khó giải quyết đối với chính phủ các nước. Bởi vậy, ngay saukhi ra đời ILO đã phê chuẩn công ước thất nghiệp và những vấn đề có liên quan đến thấtnghiệp như phần trên đã trình bày. Có hai loại chính sách mà nhiều nước đã hoạch định và tổchức thực hiện đó là: chính sách BHTN và chính sách BHXH (trong đó có chế độ trợ cấp thấtnghiệp). Để hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách này là hoàn toàn phụ thuộc vào điềukiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng nước. Tuy nhiên có một số nhà khoa học đã công bốnhững công trình nghiên cứu của mình liên quan đến BHTN và trợ cấp thất nghiệp, điển hìnhnhư: ở Cộng hòa Liên bang Đức có Schmid; ở Mỹ có Wernev và Wayne Nafziger; ở Anh cóDavid và Pearce; ở Nga có V.Paplốp;... Nhìn chung những công trình nghiên cứu của các tác giả mới chỉ tập trung chủ yếuvào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp trong một giaiđoạn nào đó, ở những nước và những khu vực nào đó trên thế giới. Có một số nghiên cứuđã tiếp cận với BHTN và trợ cấp thất nghiệp, song mới chỉ đưa ra những định hướng vềđối tượng tham gia, mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đây là một vấnđề kinh tế - xã hội đặc thù của từng nước, cho nên những nghiên cứu của các tác giả kểtrên có chăng chỉ để tham khảo trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sáchBHTN ở Việt Nam. - Tình hình nghiên cứu trong nước ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp vấn đề thất nghiệp được coi như không tồn tạivà quan niệm thất nghiệp không gắn với chủ nghĩa xã hội mà chỉ chủ nghĩa tư bản mới cóthất nghiệp. Sở dĩ chúng ta quan niệm như vậy là vì xuất phát từ luận điểm: Mọi công dân đềucó quyền có việc làm, có nghĩa vụ phải làm việc và Nhà nước sẽ bảo đảm đầy đủ chỗ làm việccho người lao động. Do đó, trong thực tế cũng như trong khoa học và lý luận không đặt ra đểnghiên cứu. Chỉ từ khi chúng ta chuyển đối cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trungsang nền ...