Danh mục

Luận văn: 'Chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp'

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 624.81 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 41,500 VND Tải xuống file đầy đủ (83 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án luận văn: “chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu ở việt nam hiện nay: thực trạng và giải pháp”, luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: “Chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” TRƯỜNG.......................... KHOA…………………… BÁO CÁO TỐT NGHIỆPĐỀ TÀIChính sách quản lý giá mặthàng xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải phápLuËn v¨n tèt nghiÖp LỜI MỞ ĐẦU1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài Trong nền kinh tế thị trường, giá cả với tư cách là tín hiệu của thị trường, là bàn tayvô hình điều tiết nền sản xuất xã hội, tác động một cách nhanh nhạy, trực tiếp và giántiếp tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Sự hình thành, vận độngcủa giá thị trường do những quy luật của thị trường chi phối. Do đó, giá thị trường tácđộng khi thì tích cực, khi thì tiêu cực tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu hay quá trình phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước nói chung. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có được lợi thế nhờ nguồn tàinguyên tương đối phong phú và đa dạng như dầu mỏ, than đá. Song xuất khẩu củaViệt Nam chủ yếu là mặt hàng dầu thô, chưa qua tinh chế, phần lớn nhập khẩu cácloại xăng dầu thành phẩm từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêudùng hàng ngày (nhập khẩu 100% xăng dầu thành phẩm). Giá xăng dầu mang tínhtoàn cầu đã tác động mạnh vào những nước có sử dụng xăng dầu, trong đó có ViệtNam, mang tính chất khách quan. Do vậy giá xăng dầu trong nước rất nhạy cảm vớigiá thị trường thế giới. Chỉ cần một sự tăng giá hay giảm giá xăng dầu trên thị trườngthế giới là sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước của Việt Nam. Mặt khác giá xăng dầutrên thị trường thế giới lại biến động không ngừng do nhiều nguyên nhân khác nhau.Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhậpkhẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” là một việc làm cần thiết.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu thực trạng chính sách quản lý giá xăng dầu nhập khẩu ở ViệtNam hiện nay, đánh giá những thành công, hạn chế của chính sách này để từ đó đềxuất phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công cụ, biện pháp được nhà nước sử dụngđể quản lý giá xăng dầu nhập khẩu; những thành công đạt được cũng như những hạn 1LuËn v¨n tèt nghiÖpchế, nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình áp dụng các công cụ và biện phápđó.- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhậpkhẩu ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay.4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với phươngpháp thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận làm cơ sở đưa ra các giải phápcho việc nghiên cứu.5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượctrình bày trong 3 chương:Chương I: Những vấn đề lý luận chung về giá cả và chính sách quản lý giá của nhànước.Chương II: Thực trạng chính sách quản lý giá của nhà nước mặt hàng xăng dầu nhậpkhẩu ở Việt Nam.Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sáchquản lý giá xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam. 2LuËn v¨n tèt nghiÖpCHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ CẢ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC I. Cơ sở lý luận của việc hình thành giá thị trường 1. Khái niệm giá trị Hàng hoá là sản phẩm của lao động mà, một là, nó có thể thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người, hai là nó được sản xuất ra không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng, mà là để bán. Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thảo mãn một nhu cầu nào đó của can người ví dụ như: cơm để ăn, áo để mặc, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất. Công dụng của sản phẩm do thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quyết định. Theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, con người càng phát hiện ra thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và phương pháp lợi dụng những thuộc tính đó. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung của của cải, không kể hình thức xã hội của cải ấy như thế nào. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá. Trong kinh tế hàng hóa. Giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Như vậy giá trị trao đổi trước hết là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác. Ví dụ như: một rìu trao đổi với 20 kg thóc. Tại sao rìu và thóc là hai giá trị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: