Danh mục

Luận văn: Chính sách thương mại hướng về xuất khẩu của Thái Lan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể nói, trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây, Thái Lan là một trong những nền kinh tế có nhiều đóng góp vào "sự thần kỳ châu Á". Từ một nền kinh tế nghèo nàn với thu nhập GDP khoảng 80 USD/đầu người một năm vào đầu thập kỷ 60 đã tăng lên tới 3.031 USD/đầu người năm 1996. Có được thành công đó là do Thái Lan có nhiều chính sách thích hợp trong phát triển kinh tế, trong đó có chính sách Thương Mại hướng về xuất khẩu. Chính sách này là một phần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Chính sách thương mại hướng về xuất khẩu của Thái Lan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận vănChính sách thương mạihướng về xuất khẩu củaThái Lan trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế 1 Lêi nãi ®Çu Có thể nói, trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây, Thái Lan là một trongnhững nền kinh tế có nhiều đóng góp vào sự thần kỳ châu Á. Từ một nền kinhtế nghèo nàn với thu nhập GDP khoảng 80 USD/đầu người một năm vào đầuthập kỷ 60 đã tăng lên tới 3.031 USD/đầu người năm 1996. Có được thành côngđó là do Thái Lan có nhiều chính sách thích hợp trong phát triển kinh tế, trongđó có chính sách Thương Mại hướng về xuất khẩu. Chính sách này là một phầnnằm trong mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu dựa trên nền tảng tưtưởng của lý thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) do nhà kinh tế họcngười Anh David Ricardo đề xướng năm 1871. Trong đó ông cho rằng, khi thựchiện công nghiệp hoá, mỗi nước nên tập trung phát triển những ngành sản xuấtmà mình có lợi thế so sánh trong mối tương quan với quốc tế để hình thành cáccực tăng trưởng. Tiêu điểm chính của mô hình này là thị trường quốc tế, hoặcchính xác hơn là một số lĩnh vực được lựa chọn của thị trường đó. Trong chiếnlược này, xuất khẩu được coi là động lực quan trọng nhất của quá trình tăngtrường và phát triển kinh tế với chính sách có ý nghĩa quyết định đó là Chínhsách thương mại hướng về xuất khẩu. Đây là chính sách vô cùng quan trọnggồm nhiều lĩnh vực cụ thể như: thuế quan, các quy chế xuất nhập khẩu, chínhsách sản phẩm, thị trường,... mà việc áp dụng chính sách hợp lý đã từng giúpThái Lan chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới với nhiều mặt hàng xuấtkhẩu được ưa dùng. Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, Thái Lan đã điềuchỉnh một số chính sách thương mại quốc tế và hy vọng với các sản phẩm hànghoá có hàm lượng kỹ thuật cao, Thái Lan vẫn duy trì được khả năng cạnh tranhcủa mình trước các đối thủ, nhất là Trung Quốc và Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài Chính sách thương mạihướng về xuất khẩu của Thái Lan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2Chương I: Hoàn cảnh ra đời, quan điểm và mục tiêu của chính sách thương mại hướng về xuất khẩu1.1. Tình hình Thái Lan giai đoạn 1961-1972: Trước năm 1960, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu. Nền kinh tếmanh mún được hình thành bởi phần lớn các xí nghiệp nhỏ thuộc quyền sở hữutư nhân và một vài công ty cỡ vừa thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Bước vàogiai đoạn này, Thái Lan mong muốn trở thành một nước công nghiệp hiện đạinhưng đồng thời lại phải đối mặt với những khó khăn như: Tài nguyên thiên nhiên không mấy phong phú (tài nguyên rừng có giá trịnhất là gỗ tếch lại bị các công ty nước ngoài khai thác bữa bãi nên trữ lượng cònlại không nhiều). Khoáng sản chủ yếu là thiếc và một số loại khác nhưng trữlượng lại không lớn. Dân số Thái Lan phát triển một cách nhanh chóng vào khoảng trên chụctriệu người. Số người trong độ tuổi lao động là khoảng 13.000.000 người nhưngđa số hoạt động trong ngành nông nghiệp(82%). Chất lượng lao động khôngcao, số người lao động có học vấn rất ít.Vào đầu thập niên 60 cả Thái Lan chỉ cóba trường đại học, trong đó chỉ có hai trường có khoa đào tạo kỹ sư cơ khí vàcác ngành khoa học kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 85%/năm,khả năng tích lũy và huy động vốn trong nhân dân rất hạn chế. Những khó khăn trên đã đặt chính phủ Thái Lan trước những thách thức lớn,nhất là trong bối cảnh khu vực và trong nước không mất thuận lợi cho Thái Lannhư những thắng lợi của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở CHND TrungHoa, miền Bắc Việt Nam. Chính vì thế, chính phủ Thái Lan đã quyết định côngnghiệp hóa đất nước theo hướng thay thế nhập khẩu. Theo đó, Chính phủ TháiLan đã giải quyết nguồn vốn theo ba hướng chính. Thứ nhất, ban bố luật đầu tưđể thu hút vốn đầu tư trực tiếp của tư bản tư nhân ngoại quốc. Thứ hai, vay nợnước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Thứ ba, triệt để lợi dụng vị trí địalý- chính trị của Thái Lan để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. 3 Theo hướng này, Thái Lan không chỉ được Ngân hàng thế giới cho vaynhững khoản tiền lớn mà còn được các tổ chức quốc tế tích cực giúp đỡ. Nhờ cónguồn vốn dồi dào, Thái Lan đã thực hiện thành công hai kế hoạch phát triểnkinh tế dài hạn(1961-1966,1967-1972). Từ đó mà kinh tế Thái Lan đã có bướctiến dài như: thu nhập quốc dân hàng năm tăng lên tới 7,6%, dự trữ ngọai tệ vàvàng tăng 15% mỗi năm, đồng Bath trở thành đồng tiền ổn định nhất thế giới, tỷlệ lạm phát là 2% trong suốt 11 năm (1962-1973). Đây được coi là “thời kỳ vàngthứ nhất” của nền kinh tế Thái Lan.1.2. Chính sách Thương mại hướng về xuất khẩu của Thái Lan từ năm1973 đến nay:1.2.1. Bối cảnh lịch sử: Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: