Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước luôn là vấn đề được coi trọng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó một trong những yếu tố quyết định là đội ngũ công chức. Vì vậy, Luật Công vụ của nhiều nước đều có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ (khả năng được trao quyền và trách nhiệm) của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ theo nguyên tắc thống nhất, công khai, tuân thủ pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoànthiện pháp luật về trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan hành chính nhà nước Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước luôn là vấn đềđược coi trọng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó một trong những yếu tố quyết định làđội ngũ công chức. Vì vậy, Luật Công vụ của nhiều nước đều có những quy định cụ thểvề quyền và nghĩa vụ (khả năng được trao quyền và trách nhiệm) của đội ngũ công chứctrong thực thi công vụ theo nguyên tắc thống nhất, công khai, tuân thủ pháp luật, đúngthẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân, nhất là quy định về những điều cấm đối vớicông chức và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. ở nước ta, việc bố trí người đứng đầu, phát huy trách nhiệm của người đứng đầuluôn là vấn đề được Đảng ta khẳng định trong nhiều nghị quyết nhằm thực hiện nguyêntắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhànước, đặc biệt là trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan. Gần đây,Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Đảng đã nêu rõ:“Đòi hỏi cao đối với cán bộ lãnh đạo, nhất là các đồng chí giữ cương vị trọng tráchtrong bộ máy của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các đồng chí ủy viênTrung ương, bí thư tỉnh, thành ủy, bộ trưởng, người đứng đầu các ngành, địa phương,đơn vị và các cán bộ lãnh đạo khác phải tự giác rèn luyện, nêu gương cho cấp dưới vềsự giác ngộ về chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, sự hy sinh phấn đấu vì lýtưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân. Các đồng chí đó phải chịu trách nhiệmtrước khuyết điểm tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong ngành, địa phương, đơn vịmình. Những cơ quan, đơn vị có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì người đứngđầu cơ quan, đơn vị đó dù không trực tiếp vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm và hìnhthức kỷ luật thích hợp”. Văn kiện Đại hội X cũng xác định một trong những nhiệm vụtrọng tâm của cải cách hành chính là: Tiếp tục cải cách mạnh thủ tục hành chính, phâncấp và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và ngườiđứng đầu cơ quan; “Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là thủ trưởng cơquan nhà nước. Cơ quan nào vi phạm chính sách, pháp luật, để xảy ra tình trạng tiêucực, mất đoàn kết nội bộ thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”. Nghị quyết Hộinghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa X của Đảng về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh vaitrò của người đứng đầu: “thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứngđầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng”. Nghị quyết Hộinghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X của Đảng về đẩy mạnh cải cách hànhchính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà n ước tiếp tục chỉ rõ: “Thủtrưởng cơ quan hành chính các cấp chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiệncông vụ và chịu trách nhiệm về những vi phạm trong thực thi công vụ của cán bộ, côngchức thuộc phạm vi mình quản lý”; “Để khắc phục tình trạng quá nhiều cấp phó trongcơ quan hành chính, trước hết cần tập trung đổi mới phương thức, lề lối làm việc củacác cơ quan; giảm hội họp, phân định rõ trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu cơquan”. Thể thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về vai trò và trách nhiệm củangười đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là NĐĐCCQHCNN, Nhà nước ta đã banhành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn; sự phâncông, phân nhiệm, uỷ quyền cũng như trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý,điều hành và về những vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuộc phạm vi thẩmquyền quản lý của mình. Cụ thể như: Luật Cán bộ, công chức (năm 2008); Luật Phòng,chống tham nhũng, có hiệu lực từ ngày 01/6/2006 (từ Điều 54 đến Điều 58 quy địnhtrách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra thamnhũng); Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có hiệu lực từ ngày 01/6/2006; Nghịđịnh số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ quy định trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viênchức trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Nghị định số 107/2006/NĐ-CPngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quảnlý, phụ trách; Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy địnhchế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trongthi hành nhiệm vụ, công vụ; Thông tư số 08/2007/TT-BNV ngày 01/10/2007 của BộNội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/ ...