Danh mục

LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 693.35 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 1    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 88,000 VND Tải xuống file đầy đủ (88 trang) 1
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là một nội dung quan trọng được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chứcViện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, trước yêu cầu xây dựng Nhà nướcpháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trongtình hình hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ phápluật, trong đó việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là một nộidung quan trọng được thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp.Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâmcông tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chứcnăng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tưpháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quátrình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oanngười vô tội... Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảmtranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Thực hiện các nghị quyết của Đảng, các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện kiểmsát nhân dân đã nhanh chóng tổng kết lý luận và thực tiễn hoạt động, triển khai các biệnpháp đổi mới tổ chức và hoạt động của mình. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cảicách tư pháp còn chậm và kết quả chưa đầy đủ so với yêu cầu và thực tiễn đặt ra. Mặtkhác, trong các nghị quyết trên của Đảng tuy đã đề ra khá nhiều giải pháp cải cách t ưpháp nhưng vẫn chưa đề cập đầy đủ, chưa toàn diện những vấn đề cơ bản về cải cách tưpháp, so với yêu cầu và trước tình hình mới, nhiều vấn đề đang đặt ra trong cải cách tưpháp, trong đó có nội dung đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Ngày 24 tháng 5 năm 2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, trong đó cónội dung: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sáttheo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiêncứu hướng tới chuyển thành Viện công tố [13]. Tiếp đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấphành Trung ương Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác địnhnhiều nội dung về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, về Viện kiểmsát nhân dân, Nghị quyết nêu rõ: Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra [14]. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản ViệtNam cũng đã nêu rõ: Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp [15]. Như vậy, cả hai nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đều xác định Viện kiểm sát nhândân phải tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Dođó, Viện kiểm sát nhân dân phải chủ động chuẩn bị tất cả các điều kiện để thực hiệnthành công việc đổi mới tổ chức và hoạt động phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp.Đến đây, hàng loạt vấn đề về lý luận và thực tiễn được đặt ra khi đổi mới tổ chức và hoạtđộng của Viện kiểm sát nhân dân đòi hỏi cần phải được quan tâm nghiên cứu. Với lý do nêu trên, học viên đã chọn đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổchức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam để viếtluận văn thạc sĩ luật chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật là vấn đề cótính thời sự, cần thiết và cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, các bàiviết trên các tạp chí liên quan đến nội dung tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhândân. Có thể phân loại th ...

Tài liệu được xem nhiều: