LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh
Số trang: 105
Loại file: pdf
Dung lượng: 7.32 MB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ở Việt Nam, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân, trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất là xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC. Trong đó có vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, đặc biệt là đội ngũ CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số như người dân tộc Khmer ở các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung và ở tỉnh Trà Vinh nói...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân, trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất là xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC. Trong đó có vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, đặc biệt là đội ngũ CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số như người dân tộc Khmer ở các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung và ở tỉnh Trà Vinh nói riêng cần được quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và tổng kết thực tiễn. Theo Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX, hệ thống chính trị ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Thực tế hiện nay chất lượng của đội ngũ CBCC của hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều hạn chế ít được đào tạo, bồi dưỡng. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó xây dựng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa quyết định. Chính vì vậy, pháp lệnh sữa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức (năm 2003) đã qui định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn các chức danh, chức vụ trong hệ thống chính trị ở cơ sở được cụ thể hoá theo Nghị định số: 114/2003/NĐ -CP, Ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Từ đó, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và CBCC cấp xã cơ sở trở thành một nhiệm vụ trước mắt cấp bách vừa là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài. Nhận thức tầm quan trọng đó trong thời gian qua, các địa phương trong cả nước đã triển khai thực hiện Quyết định số 874/1996/QĐ - TTg và Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2005. Thực hiện tiếp theo là Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010. Do vậy phần lớn đội ngũ cán bộ các cấp, và CBCC cấp xã từng bước được trang bị kiến thức lý luận chính trị, nhà nước pháp luật và quản lý hành chính. Họ đã cùng với nhân dân tạo nên những thành tựu trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần làm thay đổi rõ rệt bộ mặt thành thị và nông thôn ở nước ta. Tuy nhiên, những hạn chế lâu nay về công tác CBCC nói chung và CBCC người dân tộc thiểu số vẫn chưa được khắc phục như Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ ba, ĐCSVN khoá VIII đánh giá “Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng “Vừa thừa vừa thiếu”. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới [13, tr.68]; “Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắng với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng cán bộ. Chất l ượng và hiệu quả đào tạo còn thấp. Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, cán bộ chậm đổi mới, chưa gắn với tổng kết thực tiễn của công cuộc đổi mới;... [13, tr.71]. Như Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ bảy, ĐCSVN khoá IX đã đánh giá: “Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm” [17, tr.34] và văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đánh giá “…Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt, yếu kém về phẫm chất và năng lực, vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu, vừa không đủ trình độ hoàn thành nhiệm vụ” [18, tr.86]. Trước thực trạng về trình độ, năng lực của CBCC đặc biệt là đội ngũ CBCC người dân tộc thiếu số của đất nước, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của ĐCSVN đã đề ra: “…củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số…” [18, tr.122]. Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng Quyết định số: 34/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010. Trà Vinh là một tỉnh có đông đồng bào Khmer (đứng hàng thứ hai ở các tỉnh Tây Nam Bộ sau Sóc Trăng) hiện nay, có khoảng 30% dân số là đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trên hầu hết các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã tạo nên một truyền thống đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc. Thời gian qua Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC tỉnh nhà. Nhưng nhìn chung đội ngũ CBCC cấp xã, xét về tiêu chuẩn, trình độ được đào tạo, bồi dưỡng chỉ đáp ứng được một phần nào. Đặc biệt CBCC là người dân tộc Khmer còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý hành chính nhà nước và trình độ LLCT. Hiện nay, đại đa số CBCC cấp xã là người Khmer làm việc theo kinh nghiệm thực tiễn, thói quen, vì vậy, trong quá trình thực thi công việc gặp nhiều khó khăn, nhất là những sự việc nhạy cảm như đất đai, chế độ chính sách, dân tộc, tôn giáo… Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra. Tôi chọn đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh” để làm luận văn thạc sỹ Luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Về đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực CBCC nói chung và CBCC dân tộc nói riêng từ trước đến nay ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân, trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất là xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC. Trong đó có vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, đặc biệt là đội ngũ CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số như người dân tộc Khmer ở các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung và ở tỉnh Trà Vinh nói riêng cần được quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và tổng kết thực tiễn. Theo Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX, hệ thống chính trị ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Thực tế hiện nay chất lượng của đội ngũ CBCC của hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều hạn chế ít được đào tạo, bồi dưỡng. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó xây dựng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa quyết định. Chính vì vậy, pháp lệnh sữa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức (năm 2003) đã qui định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn các chức danh, chức vụ trong hệ thống chính trị ở cơ sở được cụ thể hoá theo Nghị định số: 114/2003/NĐ -CP, Ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Từ đó, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và CBCC cấp xã cơ sở trở thành một nhiệm vụ trước mắt cấp bách vừa là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài. Nhận thức tầm quan trọng đó trong thời gian qua, các địa phương trong cả nước đã triển khai thực hiện Quyết định số 874/1996/QĐ - TTg và Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2005. Thực hiện tiếp theo là Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010. Do vậy phần lớn đội ngũ cán bộ các cấp, và CBCC cấp xã từng bước được trang bị kiến thức lý luận chính trị, nhà nước pháp luật và quản lý hành chính. Họ đã cùng với nhân dân tạo nên những thành tựu trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần làm thay đổi rõ rệt bộ mặt thành thị và nông thôn ở nước ta. Tuy nhiên, những hạn chế lâu nay về công tác CBCC nói chung và CBCC người dân tộc thiểu số vẫn chưa được khắc phục như Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ ba, ĐCSVN khoá VIII đánh giá “Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng “Vừa thừa vừa thiếu”. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới [13, tr.68]; “Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắng với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng cán bộ. Chất l ượng và hiệu quả đào tạo còn thấp. Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, cán bộ chậm đổi mới, chưa gắn với tổng kết thực tiễn của công cuộc đổi mới;... [13, tr.71]. Như Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ bảy, ĐCSVN khoá IX đã đánh giá: “Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm” [17, tr.34] và văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đánh giá “…Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt, yếu kém về phẫm chất và năng lực, vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu, vừa không đủ trình độ hoàn thành nhiệm vụ” [18, tr.86]. Trước thực trạng về trình độ, năng lực của CBCC đặc biệt là đội ngũ CBCC người dân tộc thiếu số của đất nước, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của ĐCSVN đã đề ra: “…củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số…” [18, tr.122]. Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng Quyết định số: 34/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010. Trà Vinh là một tỉnh có đông đồng bào Khmer (đứng hàng thứ hai ở các tỉnh Tây Nam Bộ sau Sóc Trăng) hiện nay, có khoảng 30% dân số là đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trên hầu hết các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã tạo nên một truyền thống đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc. Thời gian qua Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC tỉnh nhà. Nhưng nhìn chung đội ngũ CBCC cấp xã, xét về tiêu chuẩn, trình độ được đào tạo, bồi dưỡng chỉ đáp ứng được một phần nào. Đặc biệt CBCC là người dân tộc Khmer còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý hành chính nhà nước và trình độ LLCT. Hiện nay, đại đa số CBCC cấp xã là người Khmer làm việc theo kinh nghiệm thực tiễn, thói quen, vì vậy, trong quá trình thực thi công việc gặp nhiều khó khăn, nhất là những sự việc nhạy cảm như đất đai, chế độ chính sách, dân tộc, tôn giáo… Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra. Tôi chọn đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh” để làm luận văn thạc sỹ Luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Về đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực CBCC nói chung và CBCC dân tộc nói riêng từ trước đến nay ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dân tộc Khmer công chức cấp xã bồi dưỡng cán bộ kinh tế chính trị luận văn kinh tế chính trị thạc sỹ kinh tế chính trị chuyên nghành kinh tế chính trị luận vănGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 320 0 0
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 287 0 0 -
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 231 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 214 0 0 -
79 trang 210 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 206 0 0 -
4 trang 200 0 0
-
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 197 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 196 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 196 0 0