Danh mục

LUẬN VĂN: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức - Định hướng của Việt Nam

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 429.83 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án luận văn: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức - định hướng của việt nam, luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức - Định hướng của Việt Nam LUẬN VĂN: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự hìnhthành nền kinh tế tri thức. Định hướng của Việt Nam. Lời nói đầu Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái kinh tế, từkinh tế tự nhiên mang nặng tính chất tự cung tự cấp đến kinh tế thị trường với vai tròchủ đạo của phân công lao động và trao đổi hàng hóa. Và trong những năm gần đây,người ta lại nhắc nhiều đến thuật ngữ “kinh tế tri thức”, đó phải chăng là một bướcphát triển mới trong việc tổ chức kinh tế của xã hội loài người? Francis Bacon đã nhận định rằng: “Tri thức là sức mạnh”. Sự thực là, sự pháttriển có tính chất bùng nổ của lực lượng sản xuất trong những năm gần đây, đặc biệt làở các nước phát triển, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiệnđại, đang làm xuất hiện một hình thái kinh tế mới dựa chủ yếu trên việc sản xuất, phânbổ và sử dụng tri thức. Nhiều người gọi đó là “kinh tế tri thức”. ở Bắc Mĩ và một sốnước Tây Âu, kinh tế tri thức bắt đầu được hình thành từ đầu những năm 90 của thế kỉXX. Hiện nay ở những nước này, kinh tế tri thức đã chiếm khoảng 45% - 60% GDP.Người ta ước tính đến khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành các nềnkinh tế tri thức. Vậy nền kinh tế tri thức thực chất là như thế nào? Đâu là tiêu chuẩn để xác địnhmột nền kinh tế tri thức? Và sự hình thành nền kinh tế mới này có tác động như thếnào đến nền kinh tế Việt Nam vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đangtrong quá trình đổi mới? Đó là vấn đề được rất nhiều người Việt Nam quan tâm. Là sinh viên của một trường thuộc khối kinh tế, em chọn đề tài: “ Cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức. Địnhhướng của Việt Nam.” làm đề tài cho đề án của mình với mong muốn có được hiểubiết sâu sắc hơn, có phần nền lí luận để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nướcsau này. Đề án được thực hiện trên cơ sở phương pháp phân tích – tổng hợp các lí luậnvà có đưa ra các ví dụ thực tế, đồng thời có tham khảo một số sách báo có nội dungliên quan. Nội dung I. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ yếucủa kinh tế tri thức Các Mác từng nói: “ Khoa học là tinh hoa của tiến trình phát triển chung củalịch sử. Hơn thế nữa, đó là đòn bẩy mạnh mẽ của lịch sử, là một lực lượng cách mạng,theo ý nghĩa chính xác nhất của từ đó”. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đãchứng minh điều đó là đúng. Ngay từ thế kỉ XVII, khoa học đã từng bước đưa ngành trồng trọt chăn nuôi trởthành cốt lõi của nền kinh tế nông nghiệp, phát triển chủ yếu dựa vào tài nguyên thiênnhiên. Đến giữa thế kỉ XVII, nền kinh tế công nghiệp bắt đầu được hình thành. Từ đóđã có hai cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa họckĩ thuật, được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nước và máy phát điện. Và đặcbiệt, với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đầu thế kỉ XX, loài người đã đi sâu nghiêncứu thế giới từ vi mô đến vĩ mô, tất cả những sự vật nằm ngoài khả năng quan sát củagiác quan con người. Hàng loạt những phát kiến vĩ đại về phân tử, nguyên tử, hạtnhân, các hạt cơ bản... đến những hiểu biết về vũ trụ: các vì sao, thiên hà, đại thiên hà,sự giãn nở của vũ trụ... Người ta ước tính rằng trong thế kỉ XX toàn bộ lượng thôngtin, tri thức tăng thêm khoảng 1000 lần so với đầu thế kỉ và vượt trội tất cả các tri thứcmà loài người tích lũy được trong suốt lịch sử phát triển từ thế kỉ XIX trở về trước.Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đó tất yếu sẽ dẫn đến cuộc cách mạng về lực lượngsản xuất mà ngày nay chúng ta gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,bắt đầu vào khoảng từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được mở đầu bằng công nghệthông tin (CNTT). CNTT là nhân lõi của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiệnđại, nó phản ánh giai đoạn phát triển mới về chất của sản xuất trong đó hàm lượng trítuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm. CNTT bao gồm từ phần cứng như chế tạo các mạch vi điện tử, các máy vi tính,máy siêu tính... các dây chuyền sản xuất tự động hóa, các thiết bị ngoại vi cho đến cácphần mềm ứng dụng và các phần mềm hệ thống. Một phần quan trọng nữa trongCNTT phải kể đến là các loại thiết bị viễn thông, điện tử công nghiệp, điện tử tiêudùng... Mạng máy tính và internet đã và đang trở thành hệ thống huyết mạch quantrọng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội. Năm 1993 đã có 1 triệu người nốimạng, đến tháng 3 – 2000 số người dùng đã lên tới 280 triệu. Rõ ràng là mạng internetkhông còn là một phương tiện kĩ thuật thuần túy mà đã thành một môi trường mới chomọi hoạt động của con người và có tác động rất lớn đến sự chuyển biến nhanh chóngcủa đời sống con người trên khắp hành tinh. Thứ đến là công nghệ sinh học (CNSH), đây là một bước đột phá vào thế giớiđầy bí ẩn của sự sống. Nó bắt đầu bằng việc khám phá ra các phân tử hình xoắn kép(ADN). Công nghệ cao này đã tạo ra một tiềm năng vô tận cho sản xuất ra các loạilương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của con người. Cùng với CNTT và CNSH là một loạt các công nghệ cao khác: công nghệ vậtliệu mới, công nghệ năng lượng công nghệ hàng không – vũ trụ... Nhiều loại vật liệumới với các tính năng ưu việt không thể tìm thấy trong tự nhiên đã được tạo ra: vậtliệu tổ hợp, vật liệu com-pô-zit, các chất bán dẫn... Nhiều nguồn năng lượng mới đượctạo ra để thay thế các nguồn năng lượng tự nhiên sắp cạn kiệt, đặc biệt là năng lượngnguyên tử. Đáng chú ý là công nghiệp hàng không-vũ trụ với triển vọng đưa conngười đến với các hành tinh khác trong vũ trụ.... Nhờ các công nghệ cao đó, ...

Tài liệu được xem nhiều: