Danh mục

LUẬN VĂN: Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.01 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 93,000 VND Tải xuống file đầy đủ (93 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà mác xít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng bao trùm của Người thể hiện ở nguyên lý độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặc biệt chú trọng tới vấn đề dân chủ từ cách mạng dân tộc dân chủ tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh không chỉ để lại những kiến giải sâu sắc về dân chủ và thực hành dân chủ mà Người còn trực tiếp nêu gương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh LUẬN VĂN:Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà mác xít sáng tạo lớn của cách mạng ViệtNam. Tư tưởng bao trùm của Người thể hiện ở nguyên lý độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặc biệt chú trọng tới vấnđề dân chủ từ cách mạng dân tộc dân chủ tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh không chỉ để lại những kiến giải sâu sắc về dân chủ và thực hànhdân chủ mà Người còn trực tiếp nêu gương về lối ứng xử dân chủ đối với con ngườitrong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống. Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh không chỉthể hiện trong tư tưởng chính trị của Người mà còn thể hiện sinh động trong mọi lĩnhvực khác thuộc hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, chúng ta cần vận dụng tư tưởngdân chủ của Người vào sự nghiệp đổi mới hiện nay, đặc biệt trong cuộc vận động dânchủ hóa để thực hiện QCDC ở cơ sở. Lúc sinh thời Người đã từng nhấn mạnh dân chủ làcủa quý báu nhất của nhân dân, là chìa khóa vạn năng để giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội trong phát triển. 1.2. Chủ nghĩa xã hội, như Hồ Chí Minh khẳng định là xã hội do nhân dân laođộng làm chủ. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình xây dựng chế độ xã hộimới đảm bảo thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trong xã hộiđó, dân chủ thể hiện lợi ích và quyền lực chân chính của nhân dân. Hồ Chí Minh đãkhẳng định dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đảngta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đến nay, chúng ta đã thu được những thành tựuto lớn: kinh tế phát triển, dân chủ bước đầu được phát huy, chính trị - xã hội ổn định,niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chủ nghĩa xã hội được tăng cường... Có được những thành tựu to lớn đó là do Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đãkhông ngừng tìm tòi các giải pháp để từng bước xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủnghĩa. Đảng ta đã đề ra phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra (tháng12/1986). Tuy nhiên, quá trình thực hiện quyền dân chủ, làm chủ của quần chúng, đặcbiệt ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm dẫnđến những phản ứng của nhân dân, đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực (quanliêu, tham nhũng) của một số cán bộ đảng, chính quyền ở cơ sở. Tình trạng đó lan rathành điểm nóng chính trị cần phải xử lý (như hiện tượng ở Thái Bình). Thấy rõ nguyênnhân sâu xa của tình hình trên là ở chỗ, người dân vẫn chưa được hưởng quyền dân chủđầy đủ và thực sự, Đảng và Nhà nước đã ban hành chỉ thị, nghị định về xây dựng vàthực hiện QCDC ở cơ sở (năm 1998). Những cố gắng đó đã đưa đến những thành tựuđáng phấn khởi. Nhưng so với đòi hỏi của thực tiễn, những thành tựu mà chúng ta đạtđược mới ở bước đầu. Trước những vấn đề mới mẻ do bản thân quá trình vận động vàthực hiện dân chủ hóa đề ra, chúng ta còn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tiếp tục pháthuy dân chủ, đấu tranh kiên quyết chống lại những hiện tượng vi phạm dân chủ vàquyền làm chủ của dân, đặc biệt từ cơ sở, khắc phục những biểu hiện dân chủ hình thứcvà tự do vô chính phủ. Qua hai năm thực hiện chỉ thị 30CT-TW của Đảng và Nghị định 29/NĐCP củaNhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở cho thấy, nhân dân cả nước tiếpnhận chủ trương này một cách phấn khởi và tin tưởng. Chỉ thị này đang đi vào cuộcsống tạo nên chuyển biến tích cực trong nhận thức chính trị và hành động của đông đảocác tầng lớp nhân dân. 1.3. Để chủ động phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu c ựctrong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở cần phải thường xuyên nghiên cứu lý luận, chútrọng tổng kết thực tiễn, ra sức khắc phục những thiếu sót trong quá trình xây dựng vàthực thi chính sách. Đó là việc làm cần thiết. Vì lẽ đó cần phải nghiên cứu vận dụng tưtưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và phát triển dân chủ ở nước ta, đặcbiệt là dân chủ ở cơ sở. 2. Tình hình nghiên cứu Từ lâu vấn đề dân chủ đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà hoạt độngchính trị cũng như các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ởtrong nước và trên thế giới. ở nước ta trong 15 năm đổi mới vừa qua, thành tựu nghiên cứu những vấn đề lýluận về dân chủ và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ được thể hiện ở nhữngcông trình của nhiều tác giả và các tập thể tác giả. Ví dụ: - Những lực cản đối với quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam - Báo Nhân Dân, sốra ngày 22/4/1998 của Hoàng Chí Bảo. - Dân chủ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Tạp chí TTLL số 7/1989 của HoàngChí Bảo. - Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nxb Sự thật, H, 1991 của TháiNinh - Hoàng Chí Bảo. - Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ: quan điểm, lý luận và phươngpháp nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: