Danh mục

LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996 - 2004)

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,008.81 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 87,000 VND Tải xuống file đầy đủ (87 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là một quốc gia đa dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nội dung cơ bản được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm thể hiện trong quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ tình hình đặc điểm của một quốc gia có nhiều dân tộc, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời; Đảng Cộng sản Việt Nam lấy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996 - 2004) LUẬN VĂN:Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thựchiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996 - 2004) Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một quốc gia đa dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Namvấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nội dung cơ bản đượcĐảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm thể hiện trong quan điểm, chủtrương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ tình hình đặc điểm củamột quốc gia có nhiều dân tộc, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời; Đảng Cộngsản Việt Nam lấy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng để xây dựng và giải quyết vấn đề dân tộc trong từnggiai đoạn cách mạng, đã vận dụng sáng tạo và đề ra hàng loạt chính sách cụ thể phùhợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước, đã và đang đạt được nhiều thành tựu quantrọng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra vàngày càng hoàn thiện chính sách dân tộc trên cơ sở ba nguyên tắc cơ bản: Đoàn kết- Bình đẳng - Tương trợ, tạo mọi điều kiện để các dân tộc từng bước trưởng thànhtrong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, dân tộc và công tác thực hiệnchính sách dân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu,nhằm đáp ứng đòi hỏi tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế và trongnước hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp vừa có những tácđộng đến quan hệ quốc tế lại vừa mang tính đặc thù riêng của từng quốc gia. Dântộc, sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thùđịch tìm mọi cách lợi dụng, coi đó như những đột phá khẩu để chống phá sự nghiệpcách mạng của nước ta; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân mà Chủ tịch Hồ ChíMinh và Đảng ta đã dày công xây dựng, với nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm gâymất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Là một trong những dân tộc ít người ở Việt Nam thực hiện chính sách dântộc của Đảng từ khi đất nước đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bàoKhmer từng bước được nâng cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào dân tộcKhmer vẫn còn là một trong những vùng chậm phát triển còn nhiều khó khăn đòihỏi phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa. An Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí và vai trò rấtquan trọng đóng góp vào việc giữ vững an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Đây là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của phía Nam vàcả nước, có điều kiện thuận lợi về địa lý tự nhiên trong phát triển nông nghiệp.Đồng bào dân tộc ở An Giang với số lượng không nhiều nhưng lại sống trên mộtđịa bàn chiến lược quan trọng có đường biên giới tiếp giáp với nước bạnCampuchia. Vì vậy, lãnh đạo thực hiện tốt chính sách dân tộc là một vấn đề Đảngbộ tỉnh An Giang rất quan tâm, để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho đồng bào dân tộc góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của khu vực cũng như của cả nước,Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết cácdân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiệnchính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996 - 2004) là cần thiết và có ýnghĩa thiết thực, được tác giả nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành khoa họcLịch sử Đảng, nhằm làm sáng tỏ những thành công, hạn chế, rút ra những kinhnghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở An Giang vừa qua để tiếp tục thựchiện tốt hơn trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề dân tộc Khmer đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu hoạchđịnh chính sách, của các nhà khoa học từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Hiệnnay, việc nghiên cứu về chính sách dân tộc Khmer đã có các công trình sau: - Đề tài khoa học cấp bộ: Lịch sử đấu tranh cách mạng của đồng bào cácdân tộc ít người ở nước ta của ủy ban Dân tộc và Miền núi do TS. Trình Mưu làmchủ nhiệm trong đó có phần đề cập đến “Lịch sử đấu tranh của đồng bào dân tộcKhmer ở Tây Nam bộ” đã nghiệm thu năm 1996. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Thủy bảo vệ năm 2001: Quá trình thựchiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ởđồng bằng sông Cửu Long. - Báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: Một số giải phápnâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ trong giaiđoạn hiện nay do Th.S Lê Tăng làm chủ nhiệm. - Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi: Vấn đề dân tộc và địnhhướng xây dựng ch ...

Tài liệu được xem nhiều: