Danh mục

LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006

Số trang: 119      Loại file: pdf      Dung lượng: 988.18 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các phương tiện thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói riêng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí cung cấp thông tin, định hướng, tác động dư luận xã hội. Báo chí cách mạng là “người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể”, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng Cộng sản. Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới báo chí nước ta đã có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng… ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạocông tác báo chí từ năm 1996 đến 2006 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Các phương tiện thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói riêng, có vai trò đặcbiệt quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí cung cấp thông tin, định hướng, tác độngdư luận xã hội. Báo chí cách mạng là “người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổchức tập thể”, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng Cộng sản. Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới báo chí nước ta đã có sự chuyển biếntích cực cả về số lượng và chất lượng… Tuy nhiên, báo chí cũng bộc lộ những yếu kém,khuyết điểm chậm khắc phục như: một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị,chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lí của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chínhxác, khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí. Năng lực, phương thức lãnhđạo, chỉ đạo, quản lý báo chí chưa theo kịp bước phát triển nhanh chóng, phức tạp củabáo chí, đồng thời công tác quản lí báo chí còn buông lỏng, bị động, xử lí sai phạmthiếu kiên quyết, nể nang, né tránh kéo dài, vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quảnbáo chí còn thụ động chưa theo kịp sự phát triển của tình hình. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, hộinhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề trên nhiều lĩnh vực trong đócó lĩnh vực thông tin, văn hoá, để báo chí thực hiện đầy đủ chức năng của mình, pháttriển đúng hướng, mạnh mẽ, vững chắc, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vàphát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối củaĐảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lí tưởng xã hội chủ nghĩa,những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, những tinh hoa văn hoá thếgiới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Từ thực tế đó, đòi hỏi phải đổimới mạnh mẽ nội dung, phương thức, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnhđạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác báo chí để báo chí thật sự làtiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhândân, bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạngcủa hoạt động báo chí, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dântộc. Trong quá trình quán triệt, vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng đối với công tác báo chí cónhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ thêm, nhất là nội dung vàphương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí trong giai đoạn hiện nay. Với các lý do trên tác giả chọn đề tài: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tácbáo chí từ năm 1996 đến 2006 làm đề tài nghiên cứu chính là nhằm làm sáng tỏ tínhkhách quan, sự cần thiết và nội dung cơ bản sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các nước XHCN trước đây, nhất là Liên Xô đã xuất bản một số công trình khoahọc nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Một số công trình, tài liệu đóđã được dịch và đăng trên sách, báo ở nước ta. Tuy nhiên, các quan điểm trong các tàiliệu đó không còn hoặc ít phù hợp với đổi mới tư duy lý luận và thực tiễn hiện nay. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã cónhiều nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo công tác báo chí như: Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lýcông tác báo chí, xuất bản. Thông báo kết luận số 162-TB/TW ngày 1-12-2004 của BộChính trị (khoá IX) về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiệnnay. Thông báo kết luận số 41-TB/TW ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị (khoá X) về mộtsố biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Thông báo kết luận số 68-TB/TWngày 30-3-2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục thực hiện thông báo số 41-TB/TW,ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báochí. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm khoá X (8/2007) về côngtác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới… Trên phương diện quản lý nhà nước,vấn đề Đảng lãnh đạo báo chí đã được thể chế hoá trong Luật Báo chí, các nghị định,Thông tư... của Chính phủ, của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyềnthông) Quản lý Nhà nước về báo chí qua 8 năm thi hành Luật Báo chí (Đỗ Quý Doãn- Chuyên san Nhà báo và Công luận, số 4 - 1998). Quyết định số 219/2005/QĐ-TTgngày 09 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triểnthông tin đến năm 2010... Đã có một số bài báo, tạp chí trong nước đề cập ở mức độ khác nhau đến vấn đền ...

Tài liệu được xem nhiều: